Cách cầm máu vết thương

Nếu chẳng may bị thương và chảy máu, bạn đừng quá lo sợ mà hãy bình tĩnh để xử lý vết thương một cách nhanh nhất và hiệu quả. Điều quan trọng chúng ta cần phải làm đầu tiên khi bị chảy máu do vết thương gây ra đó là cầm máu, khi cầm máu sẽ tránh được tình trạng choáng ngất do máu chảy quá nhiều gây thiếu máu. Bạn chỉ cần thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật, trang bị đầy đủ kiến thức thì có thể cầm máu một cách tốt nhất, có nhiều biện pháp cầm máu khác nhau nhưng tùy thuộc vào chuyên môn và kiến thức của bạn mới có thể áp dụng được. Vì thế Wikicachlam sẽ hướng dẫn bạn một số cách cơ bản trong việc cầm máu để ai cũng có thể thực hiện được. Các bạn hãy học một số kĩ năng cơ bản để có thể trang bị một cách tốt nhất những kiến thức cho cuộc sống, chúng ta sẽ không còn hoảng loạn mỗi khi nhìn thấy máu hay bị thương nữa. Như vậy bạn có thể giúp đỡ người khác cũng như chăm sóc tốt cho sức khỏe của chính mình.

 Hướng dẫn cách cầm máu vết thương

Dụng Cụ

1.

Trước khi tìm thấy các loại thảo mộc để cầm máu bạn hãy áp dụng cách ấn động mạch, dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch trên đoạn vết thương tính từ tim đến vết thương, có thể dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn, tùy thuộc vào mức độ tổn thương và vị trí bị thương.

Xem Thêm  Biểu hiện của bệnh lậu là gì và cách chữa trị ra sao?

Cách cầm máu vết thương-1

2.Bột sâm đại hành:

Dùng củ đã cắt bỏ rễ và thân, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô, tán thành  bột thật nhỏ và rây mịn, sau đó cho vào chai lọ cất thật kín để ở nơi khô ráo. Bột này có tác dụng cầm máu một cách nhanh chóng, tiêu ứ máu, giảm sưng đa, nhanh chóng liền da. Bạn hãy chuẩn bị sẵn loại bột này ở trong nhà để mỗi khi cần có thể lấy ra sử dụng ngay.

Cách cầm máu vết thương-2

3.Cỏ nhọ nồi ( cỏ mực ):

Hái hoặc mua một nắm lá nhọ nồi, cắt bỏ rễ, rửa sạch rồi phơi khô, thái nhỏ lá ra, sau đó sao đen, lấy một ít lá chuối mang đi rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô rồi cũng sao đen, lấy một ít tóc rửa bằng nước bồ kết, phơi khô rồi đốt cháy thành than. Trộn cả ba thứ trên lại với nhau rồi rây mịn, cho vào chai lọ, bảo quản nơi khô ráo. Khi bị thương thì dùng khăn sạch lau vết thương hoặc rửa vết thương với nước, rắc hỗn hợp thuốc lên trên miệng vết thương, dùng vải sạch bịt miệng vết thương lại là được, tránh đụng nước trong vài ngày.

Cách cầm máu vết thương-3

4.Lông cây cẩu tích:

Lấy lông cây cẩu tích tẩm cồn 90 độ, sau đó thì đem phơi khô. Khi bị thương chảy máu nhiều, chỉ cần lấy đắp vào vết thương rồi băng lại, máu sẽ cầm rất nhanh.

Xem Thêm  Những loại trà thảo dược tốt cho sức khỏe người cao tuổi

Cách cầm máu vết thương-4

5.Lá trầu không:

Chỉ cần 1 chiếc lá trầu không là bạn có thể cầm máu một cách nhanh chóng nhất rồi. Với lá tươi bạn chỉ cần xé nhỏ lá ra cho vào miệng rồi nhai, dùng bã trầu bịt vào miệng vết thương, sau đó thì dùng băng gạc băng vết thương lại. Nếu bạn muốn chuẩn bị thuốc cầm máu sẵn thì lấy lá trầu không đem phơi khô, tán thành bột mịn rồi cho vào chai lọ cất đi, khi nào cần thì đem ra dùng, rắc bột trầu không lên miệng vết thương, bịt miệng vết thương bằng băng gạc hoặc khăn sạch, thế là xong rồi.

Cách cầm máu vết thương-5

Dù là vết thương nhỏ bạn cũng đừng chủ quan mà hãy khử trùng vết thương, làm sạch vết thương và xử trí nó thật tốt. Vết thương to hay nhỏ,nặng hay nhẹ thì chúng đều cần được cầm máu và điều trị, tránh gây ra những hậu quả không mong muốn. Bạn hãy chuẩn bị một trong số những bài thuốc dân gian trên và dụng cụ y tế để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cả nhà nhé! Chúc bạn có ngày tốt lành.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: