Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh và chưa có thể thích ứng được với môi trường mới ngoài bụng mẹ, thế nên các mẹ cần biết cách chăm sóc da đúng cách để phòng tránh các bệnh ngoài da cho bé nhé.
1. Chọn tã (bỉm) tốt và mặc đúng cách

Mẹ nào từng có con cũng biết khi mặc tã cho bé, nếu dùng tã không tốt hoặc quá chật sẽ khiến cho vùng bẹn, đùi bị trầy xước, mẩn đỏ, và để mặc tã quá lâu sẽ bị hăm.

Vì vậy các mẹ cần sáng suốt trong việc chọn tã cho bé, hãy chọn loại tã mềm mại có khả năng thấm hút tốt để tránh hăm. Ngoài ra cần chú ý cho trẻ mặc tã đúng kích thước của bé, để tránh tình trạng tã quá chật làm trẻ khó chịu, ngứa ngáy.

Khi thấy tã đã quá ướt thì các mẹ nên thay cho bé tã khác, tốt nhất là 3-4 tiếng/ lần để bé luôn luôn được thoải mái.

Vùng mông, bẹn là những vùng được quấn tã nên thường xuyên tiếp xúc với enzyme trong chất thải của bé như nước tiểu, phân mà cũng chính là những tác nhân gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm của bé.

Vì vậy, nếu mẹ chủ quan, quên thay 4 tiếng mỗi lần sẽ vô tình để da bé tiếp xúc quá lâu với các enzyme trong môi trường ẩm ướt không thoáng khí, sẽ dẫn đến tình trạng hăm, mẩn đỏ, ngứa rát khó chịu cho bé.

Xem Thêm  Cách chọn giày cao gót cho những cô nàng mũm mĩm

2. Vệ sinh da đúng cách

Để đảm bảo trẻ sơ sinh luôn có làn da khỏe mạnh, các mẹ hãy sử dụng sản phẩm tắm gội dành riêng cho trẻ sơ sinh. Vì các sản phẩm này dành riêng cho làn da nhạy cảm của trẻ, giúp da trẻ lúc nào cũng được giữ ẩm và thơm tho suốt cả ngày.

Vào mùa đông, đừng tắm em bé thường xuyên vì thời tiết lạnh sẽ làm cho da khô hơn. Nếu da của em bé thường bị khô thì nên thoa kem làm mềm da nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi tắm là cách chăm sóc da cho trẻ tốt nhất.

Sau khi tắm xong hãy lau thật khô vùng tóc, hai lỗ tai, hai bàn chân để tránh cảm lạnh cho bé.

Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh-1

 

3. Sử dụng thuốc chống hăm đúng cách

Vệ sinh đúng cách sẽ giúp bé luôn được thoải mái, chống hăm tã. Khi vệ sinh xong cho bé, các mẹ dùng khăn sữa mềm lau toàn thân và vùng kín cho bé, sau đó mặc tã và quần áo thoải mái cho bé.

Khi bé đã bị hăm, phương pháp điều trị nhanh và hiệu quả là thoa thuốc trị hăm tã cho bé, cụ thể, mẹ nên chọn thuốc mỡ vì thuốc mỡ không tan trong nước nên sẽ lưu lại trên da bé lâu hơn, giúp kéo dài tác dụng của thuốc so với các loại thuốc khác.

Nếu bé bị hăm có thể dùng kem chống hăm để bôi vào 2 bẹn cho bé. Các mẹ nên hạn chế mặc tã cho bé, hãy cho bé thoải mái mặc quần và chịu khó canh giờ cho bé vệ sinh vào bô. Tập thói quen vệ sinh bô sớm sẽ giúp trẻ khỏi mặc tã, vì mặc tã nhiều sẽ không tốt cho bé.

Xem Thêm  Cách phòng bệnh nứt môi hiệu quả

Hăm tã là chứng viêm da phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa nắm được “bí quyết” điều trị thật hiệu quả.

Chú ý, khi một ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy thuốc trong tuýp nữa mà dùng một ngón tay khác để lấy thêm thuốc.

4. Hạn chế dùng phấn rôm

Phấn rôm có tác dụng chống rôm sảy, trong trường hợp bé bị rôm sảy hãy dùng 1 lượng vừa phải. Ngoài ra, nếu bé hoàn toàn bình thường thì nên hạn chế phấn rôm vì khi dùng phấn rôm trẻ sẽ vô tình hít phải những hạt phấn đó gây ho, và phấn rôm rơi vào bộ phận sinh dục cũng không tốt cho cơ quan sinh sản sau này của bé.

Wiki Cách Làm

 

Bài Liên Quan: