Cách chữa trị thoái hóa khớp ở người già

Thoái hóa khớp thường xảy ra đối với người lớn tuổi khoảng trên 40 tuổi, bệnh tiến triển chậm, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến lao động và sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ dẫn tới tàn phế, chi phí tốn kém cho gia đình và xã hội.

1. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn (là phần đệm ở các đầu xương trong ổ khớp) và phần xương dưới sụn.

Hiện nay tuy chưa tìm rõ được nguyên nhân nhưng xác định có một số yếu tố liên quan đến bệnh đó là:

– Do khớp phải làm việc quá sức, hoặc trong trường hợp bị biến dạng bẩm sinh, hoặc mắc các bệnh làm thay đổi hình thái của khớp.

– Một số bệnh viêm khớp mạn tính dần dần làm sụn bị hủy hoại dẫn tới thoái hóa khớp như bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh goute…

– Những chấn thương do sinh hoạt thường ngày gây ra làm mất sự ổn định của khớp và dây chằng.

– Người cao tuổi khi ngã dễ gây chấn thương như chống tay khiến đau khớp cổ tay lâu ngày gây thoái hóa khớp cổ tay, khớp cổ, cột sống…

2. Biểu hiện của thoái hóa khớp

– Đau là dấu hiệu chủ yếu, sau đó là sự vướng víu khi vận động. Mức độ đau từ nhẹ đến nặng, tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Những đau đớn này đã làm giảm biên độ hoạt động của khớp, lâu ngày dẫn tới hiện tượng teo cơ và một số bệnh nhân còn gây biến dạng xương.

Xem Thêm  Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả nhất

– Thoái hóa ở khớp gót chân, bệnh nhân có cảm giác đau thốn ở gót vào buổi sáng, lúc mới ngủ dậy bước xuống giường, đi những bước đầu tiên, khi đi được vài chục mét cơn đau giảm nhiều rồi hết hẳn, có thể đi đứng bình thường. Hôm sau tình trạng đau lại tái diễn và cứ như vậy ngày càng nặng hơn.

– Thoái hóa ở khớp gối, ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng kêu lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, đau nhiều khi đi lại, vận động, nhất là khi ngồi xổm, đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải níu vào một vật gì để đứng dậy, nặng hơn là tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối, cảm giác mỏi thường xuyên ở khớp làm cho người bệnh thích bẻ ở khớp để tạo tiếng kêu răng rắc, những động tác này có thể gây hại cho khớp.

– Có thể có các phản ứng viêm như sưng nóng đỏ, hoặc tràn dịch khớp kèm theo các cơn đau dai dẳng suốt ngày đêm.

– Cơ thể ít thay đổi, không mệt mỏi chán ăn, không gầy sút.

3. Triệu chứng của thoái hóa khớp

Hẹp khe khớp do biến đổi của sụn khớp, hình ảnh gai xương thường mọc ở bên bờ khớp (có thể là nhiều gai), gai xương ở cột sống ít gặp hơn ở các khớp khác như khớp gối, khớp gót chân.

4. Điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Xem Thêm  Bệnh zona thần kinh ở trẻ em

Nếu bệnh nhân bị thoái hóa khớp, cần nhanh chóng giúp bệnh nhân giảm đau tức thì, giúp làm chậm tổn thương khớp và ngăn ngừa tổn thương mới, nhất là ngăn sự thoái hóa sụn khớp ở mức thấp nhất do bệnh gây ra. Do vậy người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các y lệnh điều trị của thầy thuốc chuyên khoa.

– Điều trị đối với thoái hóa khớp nhẹ:

Điều trị không dùng thuốc trong những trường hợp THK nhẹ.

Dùng các phương pháp vật lý trị liệu như:

– Chườm nóng hoặc chiếu đèn hồng ngoại tại khớp, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

– Máy sóng ngắn hay máy siêu âm có tác dụng điều trị sâu trong khớp, kết quả rất tốt, nhưng chỉ áp dụng được ở bệnh viện, phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì có thể sẽ gây nguy hiểm nếu bệnh nhân mắc thêm một số bệnh khác như tim mạch, đang bị đóng đinh do gãy xương.

– Xung điện giảm đau cũng có tác dụng rất tốt nhưng lưu ý không dùng trên bệnh nhân có bệnh tim mạch kèm theo.

– Điều trị đối với thoái hóa khớp nặng:

Khi điều trị không dùng thuốc cho kết quả không như ý thì có thể dùng thêm thuốc. Hầu hết các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ đều có tác dụng phụ nhất định lên dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thậm chí thủng dạ dày… vì vậy trước khi dùng thuốc chúng ta phải báo cho bác sĩ biết về tình trạng dạ dày của mình.

Xem Thêm  Xét nghiệm máu khi mang thai bao nhiêu tiền? Khám ở đâu?

Phương pháp tiêm tại khớp được chỉ định bởi các thầy thuốc chuyên khoa, trong những trường hợp bệnh nặng kèm theo hạn chế vận động khớp, chỉ sử dụng khi dùng thuốc bằng đường uống hay tiêm không có kết quả như ý hoặc không dùng được bằng đường này, tiêm tại khớp kết quả sẽ nhanh nên bệnh nhân phấn khởi hay chủ quan, không kiêng cữ những động tác gây hại cho khớp trong sinh hoạt có thể lại làm tổn thương khớp nặng nề hơn và lần đau tái phát sẽ khó điều trị hơn. Sau thời gian dùng thuốc bệnh ổn định, bác sĩ sẽ cho ngừng thuốc và khuyên người bệnh nên tiếp tục vận động để phòng ngừa bệnh tái phát.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: