Cách để tránh bị trở thành kẻ lắm lời

Nói năng nhanh nhẹn, cởi mở cũng phần nào đó sẽ giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ trong xã hội. Nhưng nói quá nhiều chuyện thì đôi khi bạn sẽ trở thành kẻ lắm lời trong mắt người đối diện. Thế nên, wikicachlam sẽ chia sẻ vài kinh nghiệm để bạn tham khảo như vậy bạn có thể tránh được việc trở thành kẻ lắm chuyện.

Cách hạn chế việc nói nhiều

1. Tránh đề cập đến bản thân mình quá nhiều

Khi nói chuyện với mọi người, bạn có thể kể một vài chuyện về bản thân nhưng đừng kể quá nhiều chuyện liên quan đế bản thân bạn, những cái của bạn, những chuyện quá riêng tư, cá nhân. Điều này có thể làm phiền một số người mới quen, vì không phải ai cũng muốn bỏ thời gian ra nghe bạn tâm sự. Việc nói quá nhiều về bản thân cũng có thể trở thành một thói quen xấu, làm cho người khác khó chịu. Nhưng thỉnh thoảng, xen kẽ vài chuyện của bạn đúng lúc sẽ làm cho người nghe cảm thấy thích thú.

Cách để tránh bị trở thành kẻ lắm lời-1

2. Tự đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời

Cách để tránh bị trở thành kẻ lắm lời-2

Nếu có chuyện gì đó không rõ, không hiểu bạn có thể đưa ra vài câu hỏi và rồi tự tìm kiếm câu trả lời thông qua người thân, bạn bè, thầy cô. Tránh việc không hiểu vấn đề mà tự suy diễn, nếu vậy bạn sẽ có vài suy nghĩ hơi chủ quan, tiêu cực về vấn đề đó.

Xem Thêm  Tóm tắt Những đứa con trong gia đình ngắn và hot nhất

3. Đặt mình vào vị trí của người khác

Cách để tránh bị trở thành kẻ lắm lời-3

Hãy suy nghĩ đến tâm trạng của người đối diện rồi tự đặt bản thân vào trường hợp tương tự. Nếu bạn đang chán, khó chịu, bực, mệt mỏi, hay tỏ ra hào hứng, quan tâm đến vấn đề người khác nói, biểu hiện trên khuôn mặt cũng như cử chỉ sẽ thay đổi hoàn toàn. Bạn sẽ biết nên nói những gì để cho người đối diện không cảm thấy hụt hẫng, khó chịu. Nhưng không phải ai cũng phân tích được tâm lý con người nên một số trường hợp biểu hiện, cử chỉ cũng như tâm lý của con người khá khó đoán.

4. Nghe người khác nhận xét

Cách để tránh bị trở thành kẻ lắm lời-4

Chọn vài người bạn thân thiết của bạn để hỏi xem, bạn có phải là kẻ ngồi lê đôi mách không? Hãy cho họ biết bạn muốn nghe 100% sự thật về ý kiến của họ và chắc chắn rằng bạn có thể ứng xử hòa nhã dù họ có nói gì đi chăng nữa.

5. Những lúc bạn cần giữ yên lặng

Không phải lúc nào, mọi người cũng thích nghe những gì bạn nói, nên nếu gặp một trong những tình huống dưới đây, thì bạn không nên nói mà hãy im lặng vì nếu tiếp tục nói bạn sẽ trở thành kẻ lắm lời vô duyên trong mắt mọi người.

  • Nếu không ai chú ý lắng nghe bạn nói, mọi người chán, không quan tâm lắm
  • Nếu câu chuyện quá dài mà không có ai hào hứng nghe
  • Nếu bạn biết chuyện này thông qua mạng internet
  • Nếu bạn đang nói về nhữngước mơ hay công việc của bạn
  • Người ta chăm chú  nhìn vào điện thoại của họ, máy tính bảng, hoặc máy tính khi bạn đang nói
  • Trong khi người khác đang làm việc
  • Bạn đang nói quá nhanh
  • Bạn là người duy nhất cười khi bạn kể chuyện của mình cho người khác
Xem Thêm  Cách trồng rau muống bằng hạt nhanh lên trong thùng xốp

Cách để tránh bị trở thành kẻ lắm lời-5

Để không bị trở thành kẻ lắm lời, nguyên tắc quan trọng nhất vẫn là ” Nghĩ kĩ trước khi mở lời” nên đừng vội vàng mà hãy tự dành thời gian để suy nghĩ trước khi định đề cập việc gì đó. Và học cách lờ đi một số chuyện không cần thiết phải để tâm, để tâm hồn bạn nhẹ nhàng hơn. Càng suy nghĩ về nhiều chuyện sẽ khiến bạn có một chút ức chế và có nguy cơ muốn nói liên hồi để giải tỏa. Chúc bạn luôn cởi mở, thân thiện nhưng đừng quá dài dòng, có như vậy những mối quan hệ trong đời sống xã hội của bạn mới dần được cải thiện.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: