Cách điều trị viêm V.A trong mùa đông

Thời tiết thay đổi hoặc để trẻ nằm trong máy lạnh quá lâu sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp. Khi cho trẻ đi khám họng, bác sĩ thường hay nhắc đến VA, hãy cùng wikicachlam tìm hiểu VA là gì và cách điều trị nhé.

1. VA là gì?

VA vốn là tổ chức tế bào bạch cầu có nhiệm vụ chống lại vi khuẩn đi vào đường hô hấp. Vì thế VA phải tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn nên nó rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu viêm kéo dài, VA sẽ phát triển lớn (gọi là sùi vòm họng), gây khó khăn cho sự thở của trẻ, tạo nên chứng ngủ ngáy. VA phát triển đến 6 tuổi thì hết, cá biệt có thể thấy ở người lớn.

Nếu trẻ bị viêm VA sau nhiều năm kéo dài, dẫn đến sự phát triển kém về khuôn mặc như: Da xanh, chóp mũi nhỏ hơn, môi vều, mặt dài do xương hàm trên phát triển kém, cằm nhô ra.

2. Triệu chứng khi bị viêm VA.

Trẻ nhỏ từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi thường bị viêm VA và đôi khi gặp ở trẻ lớn hơn. Trẻ bị sốt từ 38-39 độ C, cũng có thể sốt cao hơn, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy hoặc có mủ.

Do nhiều nước mũi nên dẫn đến tình trạng bị ngạt mũi, nhất là khi trẻ ngủ thường bị ngạt mũi nặng và khó thở, kèm theo khóc quấy. Những trẻ còn bú mẹ thì khi ngậm vú bú do ngạt mũi nên phải nhả vú ra để thở, và khóc. Bệnh này thường kèm theo ho, còn nếu có  biến chứng viêm phế quản thì ho sẽ nặng hơn, dẫn đến tình trạng biếng ăn, quấy khóc và hơi thở có mùi hôi.

Xem Thêm  Cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Viêm VA nặng sẽ chuyển sang viêm phế quản và viêm tai giữa khi trẻ ho nhiều dữ dội, thở khò khè và mạnh hơn sau vài ngày sốt.

Cách điều trị viêm V.A trong mùa đông-1

3. Cách điều trị.

– Thuốc hạ sốt: Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì mới cho trẻ uống thuốc hạ sốt, còn dưới nhiệt độ này thì chườm nước ấm cho trẻ bớt  nóng, không nên lạm dụng thuốc.

– Các thuốc làm long đờm, giảm ho.

– Các thuốc nhỏ mũi giúp trẻ không bị ngạt mũi như nước muối sinh lý hoặc muối biển, có tác dụng làm sạch mũi và argyrols 1% hoặc 2% có tác dụng sát khuẩn, làm khô.

– Các bé mắc bệnh viêm VA phải được làm sạch mũi thường xuyên. Ở trẻ nhỏ chưa biết xì mũi thì dùng những quả bóng hút mũi cho trẻ có bán tại các nhà thuốc. Còn trẻ lớn thì dạy trẻ xì từng bên mũi một.

– Cha mẹ không nên tự ý mua kháng sinh về cho con uống nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Đối với các trường hợp đã có biến chứng như viêm phế quản, viêm tai giữa… nhất thiết phải đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm.

4. Cách phòng bệnh.

– Để tránh bị viêm VA ở trẻ thì phải giữ gìn vệ sinh mũi họng sạch sẽ. Nên dùng nước muối sinh lý để giữ vệ sinh mũi họng tốt tránh vi khuẩn có điều kiện xâm nhập.

Xem Thêm  Sảy thai sớm và những điều cần biết?

– Thời tiết mùa đông khá lạnh nên trẻ dễ bị viêm hơn nên cần giữ ấm cho trẻ.

– Cải thiện môi trường sống của trẻ, nhà ở thoáng đãng khô ráo về mùa hè, kín gió về mùa đông.

– Nên cho trẻ đi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị sớm, tránh tình trạng viêm kéo dài làm cho trẻ khó ăn, khó ngủ và khó thở.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: