Cách trồng cây thủy sinh để bàn, trong hồ cá

Công việc mệt mỏi, áp lực căng thẳng khiến bạn mỗi lần ngồi vào bàn là lại mất đi hứng thú làm việc. Hãy tập sống chậm lại, thư giãn tâm trí và để ý đến những điều nhỏ nhưng ý nghĩa trong cuộc sống. Một chậu cây thủy sinh để bàn xanh mướt giúp “làm mát tâm hồn” là một gợi ý không tồi dành cho bạn. Cũng Wiki Cách Làm tìm hiểu cách trồng cây thủy sinh ngay!

Hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh để bàn

Cây thủy sinh để bàn sẽ là một vật dụng trang trí vô cùng đẹp mắt, giúp không gian xung quanh tươi mát  hơn. Hiện nay, có rất nhiều cây thủy sinh để bàn như hồng môn, lan ý, trúc phú quý, trúc phát lộc, dây nhện,…mỗi loài cây đều mang một màu sắc khác nhau đem lại vẻ tươi mát, giúp người nhìn cảm thấy phấn khởi, thoải mái vô cùng.

Ngoài ra, cây thủy sinh để bàn có có khả năng lọc không khí xung quanh, giúp mang đến bầu không khí trong lành, đem lại may mắn cho người sở hữu.

Đặc điểm cây thủy sinh

Cây thủy sinh là các cây sống dưới nước và chủ yếu là nước ngọt. Chúng có thể thích nghi với môi trường 100% nước hoặc sống trong môi trường ẩm ướt. Cây thủy sinh dễ chăm sóc, cần ít ánh sáng vì vậy thường được nhiều người trồng trong nhà hoặc dùng làm trang trí văn phòng.

Cách trồng cây thủy sinh để bàn, trong hồ cá-1

Bình thủy sinh vừa là môi trường sống vừa là điểm nhấn giúp trang trí cho căn phòng hoặc bàn làm việc trở nên đẹp, ấn tượng.

Xem Thêm  Những câu ca dao tục ngữ có từ ngữ địa phương

Chuẩn bị trước khi trồng

– Cây thủy sinh giống nên chọn cây phát triển phù hợp với môi trường mà bạn trồng

– Bình thủy tinh trong suốt, lọ hoa, chai nhựa theo ý thích của bạn hoặc tùy vào kích cỡ của cây mà nên chọn bình lớn hay nhỏ sao cho phù hợp.

– Dung dịch dinh dưỡng cho cây.

– Nước suối đóng chai hoặc nước giếng vì những loại nước này giữ được những khoáng chất tốt cho cây của bạn.

–  Kéo, nước sạch, sỏi, bi, đá màu

Cách trồng cây thủy sinh

– Đầu tiên, bạn lặt bỏ lá già và tỉa bớt rễ ở cây thủy sinh sao cho gọn và đẹp mắt. Vệ sinh bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn làm sạch, đổ nước sạch vào. Sau đó hòa một chút dung dịch dinh dưỡng vào nước suối trong bình rồi cho cây vào. Cố định cây, tránh để cây bị nghiêng, đổ.

Cách trồng cây thủy sinh để bàn, trong hồ cá-2

 

– Loài cây xanh nào cũng cần ánh sáng mặt trời để quang hợp. Vì vậy, hãy di chuyển bình thủy sinh của bạn ra hứng nắng 2-3 tiếng mỗi ngày để đảm bảo cho sự phát triển tốt của cây.

– Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý thay nước trong bình thường xuyên để tránh nấm bệnh cho rễ cây. Khi cây phát triển nhanh và mọc bộ rễ quá lớn, bạn có thể dùng kéo để tỉa bớt những rễ yếu, còi cọc cho bộ rễ khỏe mạnh hơn.

– Lượng nước mà cây cần là khoảng 1/3 bộ rễ cây nếu nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến cây dễ bị ngập úng. Mỗi lần thay nước xong nên cho 1-2 giọt dịch thủy sinh hoặc 1-2 viên B1 để cây có chất dinh dưỡng nuôi cây.

Xem Thêm  Top 5 giống mèo đắt nhất thế giới hiện nay

Cách trồng cây thủy sinh để bàn, trong hồ cá-3

Cách trồng cây thủy sinh trong hồ cá

Đối với cây có thân và cây thân đốt thì thường có độ dài, ngắn khác nhau nên khi trồng cần trồng cây ngắn ở trước, cây dài để sau tạo kiểu từng tầng từng lớp cho đẹp mắt. Cần cắt bỏ lá ở phần gốc và lấy nhíp gắp các cành ra rồi cắm xuống đáy bể. Nếu cành quá dài thì bạn nên cắt thành nhiều khúc để trồng.

Đối với cây thân bò thì không nên trồng theo cả bụi, vì như thế sẽ không đẹp nên trồng tách từng cành ra, nhiều khúc ngắn bỏ lá ở phần gốc cây và dùng nhíp gắp cành cắm xuống bể. Khoảng cách để trồng cây được đẹp là từ 1-3cm, đảm bảo không gian cây thoải mái phát triển và phủ kín bể cá.

Đối với cây có hình hoa thị, rễ hình ống hoặc củ thì trồng không cần quá phức tạp, mà chỉ cần trồng thẳng xuống nền bể là được.

Cách trồng cây thủy sinh để bàn, trong hồ cá-4

Những lưu ý khi trồng và chăm sóc cây thủy sinh

– Khi thay nước cho chậu hay bình thì nên lắc và đổ hết nước cũ, thay hoàn toàn bằng nước mới.

– Không nên lấy rễ ra khỏi chậu, vì như thế rễ của cây rất dễ bị va chạm và xây xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại cây. Khi thấy có rễ bị thối thì nên lấy rễ ra khỏi chậu và cắt tỉa phần bị thối, tránh tình trạng lây lan.

– Nếu bạn sử dụng nước máy thì hãy để nước bên ngoài khoảng 1 ngày để Clo trong nước giảm đi rồi hãy cho vào, như thế cây sẽ dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn.

– Khi trồng nên đặt hồ thủy sinh ở những nơi thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên hoặc đèn nuôi cây sẽ giúp cây phát triển tốt, xanh tươi. Hạn chế để ở những nơi có ánh sáng quá lớn hoặc bóng tối quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến cây.

Xem Thêm  Cách trồng cà rốt trong chậu tại nhà

– Khoảng 1-2 tuần nên thay nước bể cá một lần và chỉ thay khoảng 30 – 50% nước, tùy thuộc vào số lượng cá nuôi và chất lượng của hệ thống lọc nước.

– Thực vật thủy sinh thường yếu do bộ rễ bị tổn thương. Để giúp cây khỏe và hết bệnh tật, có thể rửa bằng nước vôi mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Sau mỗi lần rửa, cho cây vào môi trường nước dinh dưỡng theo định lượng.

Cách trồng cây thủy sinh để bàn, trong hồ cá-5

Công dụng cây thủy sinh

Cây thủy sinh không chỉ tạo sự thẩm mỹ mà còn giúp cải thiện không khí, bảo vệ môi trường sống. Nếu trồng cây thủy sinh trong phòng có tác dụng hấp thu, hạn chế chất độc hại phát ra từ các thiết bị nội thất, văn phòng. Ngoài các tác dụng trên, cây thủy sinh còn giúp con người thư giãn đầu óc và giảm căng thẳng khi làm việc trong nhà hoặc văn phòng.

Cây cảnh thủy sinh còn mang ý nghĩa về mặt phong thủy, tạo sự thuận lợi trong thăng tiến trong sự nghiệp và căn cứ theo mệnh mà chúng ta chọn cây thủy sinh sao cho phù hợp nhất.

Đọc thêm: Cách trồng cây phát tài trong nước đơn giản tại nhà

Có thể nói bình cây thủy sinh để bàn là cách làm xanh không gian nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bạn không cần tốn công chăm sóc nhiều mà cây vẫn luôn xanh tốt. Vậy đừng ngần ngại mà hãy tạo thật nhiều chậu cây thủy sinh để thổi sức sống mới vào không gian của bạn nhé. Chúc bạn luôn vui!

Bài Liên Quan: