Nguyên nhân và cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em hay còn gọi là bệnh tiêu chảy cấp. Khi trẻ bị kiết lỵ cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc và cho trẻ đi khám sớm. Hãy cùng wikicachlam tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh này ở trẻ em nhé.

1. Bệnh kiết lỵ

Kiết lị (hay tiêu chảy cấp) là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Vi khuẩn Shigella được tống ra cùng với phân, và nếu không rửa tay sau khi đi cầu, tay có thể trở nên nhiễm trùng. Vi khuẩn sau đó sẽ do tiếp xúc và truyền đi.

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có hai loại. Một loại chỉ nôn ói và tiêu chảy kéo dài mà phần lớn do rotavirus gây nên. Một loại đi tiêu có dịch nhầy và máu, đó là bệnh kiết lị theo cách gọi của dân gian.

Theo thường lệ cứ đến tháng 6, 7 là vào mùa bệnh tiêu chảy dạng kiết lị.

Trẻ bị kiết lỵ sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi do cơ thể bị mất nước.

Các tác nhân xâm nhập qua đường miệng có thể khiến trẻ bị kiết lỵ

2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ ở trẻ em. Khi trẻ mọc răng sẽ làm răng lợi bị đau, làm trẻ chán ăn, ăn uống khó chịu, làm cho hệ tiêu hóa có sự thay đổi dẫn đến bị tiêu chảy.

Xem Thêm  Cách ngâm rượu tỏi đen

Thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến bệnh lỵ. Có một số thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các enzym tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm tiêu hóa.

Ăn uống không hợp vệ sinh. Hoặc vệ sinh không kỹ, tay chân lấm bẩn cho thức ăn không hợp vệ sinh cho vào miệng.

Hoặc có thể do trẻ tiếp xúc với những đồ không hợp vệ sinh trong nhà hay tiếp xúc nhiều với chó mèo…

3. Triệu chứng

Tiêu chảy dạng kiết lị không nôn ói nhiều mà đau bụng và mót rặn.

Bệnh biến chuyển nhanh, sau 24 giờ đau bụng và đi ngoài thì phân có dịch nhầy và máu. Trẻ bị kiết lỵ sẽ hay bị đau bụng và đau hậu môn, đi ngoài rất nhiều lần, thậm chí không muốn rời bô vì luôn cảm thấy mắc rặn.

Nếu không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip…

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em-1

4. Việc bạn cần làm là gì?

Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, nếu thấy trẻ bị đau bụng đi cầu nhiều lần, trong phân lỏng có chất nhớt, máu hay mủ.

Điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng như mất nước. Trong trường hợp bị kiết lị nghiêm trọng, trẻ có thể được nhập viện và cho truyền dịch để đối phó lại tình trạng mất nước.

Xem Thêm  Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì tốt cho sức khỏe

Điều trị Oresol là một kỹ thuật chăm sóc dễ dàng tại nhà để bù nước cho trẻ bị kiết lị.

Giữ vệ sinh sạch sẽ mỗi khi con bạn đi cầu.

5. Đề phòng

Luôn tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” cho trẻ.

Nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong.

Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Trước khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh, hãy chắc chắn rằng con bạn đã ăn no.

Khi có người nhà bị bệnh phải kiểm tra những người thân còn lại trong gia đình để điều trị người lành mang bào nang.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: