Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ chậm nói

Thời buổi công nghệ hiện đại, nhiều trẻ được xem tivi hay smartphone nhiều, cha mẹ bận rộn công việc không quan tâm đến việc dạy nói cho con, sẽ là những nguyên nhân làm trẻ thêm chậm nói, vậy phải làm gì để cho trẻ mau biết nói?

1. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Với cuộc sống hiện đại và nhộn nhịp như ngày nay thì tình trạng trẻ ít nói và chậm nói khá phổ biến ở nhiều gia đình. Nguyên nhân phổ biến chính đó là sự bùng nổ của công nghệ gây ra sự chậm nói ở trẻ. Nhiều bậc cha mẹ thường cho trẻ xem TV hay dùng smartphone để bé ngồi yên, ăn ngoan hay mình rảnh làm việc nhà. Khi xem TV và sử dụng điện thoại thông minh, các bé không cần phải nói và không cần suy nghĩ gì, chỉ ngồi nhìn, đưa tay chỉ, chạm vào màn hình dần dần tạo thói quen nghiện máy tính, ti vi, điện thoại và không giao tiếp dẫn đến tình trạng chậm nói.

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ chậm nói-1

Ngoài nguyên nhân đó ra thì nguyên nhân gây ra chứng chậm nói ở trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác về mặt bệnh lý hay cấu tạo cơ thể. Đôi khi những trục trặc trong vòm miệng, như tổn thương lưỡi, hở hàm ếch, dây hãm ngắn,..lại là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Cha mẹ cần phát hiện sớm, cho trẻ tới gặp bác sĩ để tìm cách khắc phục.

Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do vì sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Xem Thêm  Rau kinh giới là rau gì? Có tác dụng gì đối với sức khỏe?

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ mắc chứng chậm nói

Các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý con mình theo từng giai đoạn phát triển, về mặt giao tiếp thì trong giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi, lúc này là giai đoạn trẻ học nói và bắt đầu muốn giao tiếp với mọi người. Nếu thấy trẻ có những biểu hiệu sau, cha mẹ cần cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chậm nói ở trẻ mà bạn không biết:

– Trẻ không sử dụng điệu bộ cử chỉ khi được dạy vẫy tay chào tạm biệt khi được 12 tháng tuổi.

– Bé ngại giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi, không hay trò chuyện bập bẹ với mọi người.

– Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi.

– Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản.

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ chậm nói-2

 

– Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ.

– Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản.

– Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé hoặc bắt chước tiếng con vật trong phim).

– Nếu cha mẹ không hiểu được ý con muốn gì, con không diễn tả được mình cần nói gì, muốn gì khoảng tầm 2 đến 3 tuổi thì nên đưa trẻ đi khám.

3. Phải làm gì khi trẻ mắc chứng chậm nói?

Nếu phát hiện con mình bị chậm nói hay ngại giao tiếp thì hãy khắc phục ngay để tập cho trẻ nói sớm.

Xem Thêm  Cách xử lý rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

– Bắt đầu từ lúc 6 tháng, cha mẹ nên tập đọc truyện tranh cho trẻ nghe, hay cho trẻ coi những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào.

– Hãy trò chuyện nhiều với con, đừng nản lòng, hãy cố gắng dành nhiều thời gian để dạy trẻ nói, nghe nói nhiều ắt trẻ sẽ nhớ và nhìn theo miệng để nói theo.
– Giải thích cho trẻ những hiện tượng, sự vật sự việc xảy ra xung quanh bé.
– Dành nhiều thời gian chuyện trò với bé, hạn chế cho bé sử dụng tivi, điện thoại và các đồ chơi công nghệ khác.
– Cha mẹ nên chú ý, phát hiện kịp thời và cho bé đi khám, điều trị càng sớm càng tốt nếu trẻ nhà mình bị chậm nói.

– Tầm gần 2 đến 3 tuổi là thời gian lý tưởng để cha mẹ dạy trẻ học nói nhiều, hãy cố gắng dạy trẻ giao tiếp nhiều hơn là ngồi một chỗ xem tivi, điện thoại. Nếu trẻ chậm nói mà càng để lâu càng khó điều trị. Hãy hành động sớm để ngăn chặn nguy cơ chậm nói ở trẻ, để bé yêu của bạn có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: