Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh cảm lạnh ở trẻ em

Cảm lạnh là bệnh mà trẻ em thường hay mắc phải nhất là vào mùa mưa, mùa đông khi thời tiết ẩm lạnh. Bệnh cảm lạnh còn được gọi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do một loại virus gây nên. Phòng tránh và điều trị bệnh cảm lạnh cũng rất đơn giản, tuy nhiên các bạn cần có kiến thức, hiểu biết chính xác nếu không có thể dẫn đến bệnh nặng hơn và lâu dài. Sau đây Wikicachlam chia sẽ cho các bạn những kiến thức vô cùng hữu ích đó là nguyên nhân và dấu hiệu bệnh cảm lạnh ở trẻ em. Để giúp các bạn nhận biết và phòng tránh điều trị kịp thời bệnh cảm lạnh cho con em nhà mình. Các bạn cùng tham khảo nhé.

 

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh cảm lạnh ở trẻ em

1.Nguyên nhân

Bé rất dễ bị cảm lạnh do hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện. Có trên 200 loại virus khác nhau có thể gây ra bệnh cảm lạnh. Trong độ tuổi phát triển, bé luôn tự tìm tòi và tò mò khám phá mọi thứ xung quanh bằng cách sờ tay vào mọi vật. Bé thường có thói quen dụi tay vào mắt, mũi và miệng nên virus từ bám trên các đồ vật có thể theo đó xâm nhập vào cơ thể.

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh cảm lạnh ở trẻ em-1

2.Dấu hiệu bệnh cảm lạnh ở trẻ em

Khi bị cảm lạnh họng của bé sẽ bị đau rát, có thể ho, bé bị nghẹt mũi, chảy nước mũi. Toàn thân bé bị nhức mỏi, bé có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Xem Thêm  Trẻ bị sốt virus bao lâu thì khỏi bệnh?

Khi bé có các triệu chứng như: thở nhanh bất thường kèm theo chứng khò khè, thở ít hoặc khó thở, môi bé có thể chuyển sang tím tái, bé bị co thắt lồng ngực, đau ngực, cánh mũi phập phồng, bé ngủ li bì và bỏ ăn ( hoặc bỏ bú), có tình trạng sốt cao, ho nhiều và kèm theo nôn trớ. Nếu bé có các triệu chứng  trên thì bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh cảm lạnh ở trẻ em-2

Bệnh cảm lạnh ở trẻ em nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ nhanh khỏi và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Theo thống kê về sức khỏe trẻ em của bộ y tế thì trung bình một năm các bé các có thể mắc bệnh cảm lạnh trên 5 lần. Vì vậy với những kiến thức trên đây hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Các bạn nhớ luôn cập nhật Wiki để có thêm những kiến thức, hiểu biết hay và bổ ích khác về sức khỏe trẻ em nhé. Chúc bạn thành công.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: