5 bước hành động khi trẻ bị nôn liên tục

Nôn là một hiện tượng bình thường và hay gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra liên tục lại là một vấn đề khá đáng lo. Vậy vì sao lại xảy ra hiện tượng nôn và mẹ cần làm gì khi trẻ bị nôn liên tục. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn những thông tin sức khỏe hữu ích để bạn biết cách chăm sóc bé yêu của mình.

I. Vì sao lại xảy ra hiện tượng nôn

5 bước hành động khi trẻ bị nôn liên tục-1

Nôn là một phản xạ của cơ thể nhằm đẩy thức ăn thừa, thức ăn gây dị ứng hoặc bị hỏng ra ngoài cơ thể. Nó giúp cơ thể thoát khỏi các tác nhân gay bệnh như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng.

Nôn thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh do tư thế mẹ cho bé bú không đúng, do thức ăn dặm mới lạ hoặc do trẻ vừa chạy nhảy liên tục.

II. Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn liên tục

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ nôn liên tục như:

  • Viêm dạ dày ruột
  • Do hệ tiêu hóa còn non nớt hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Sau tàu xe, rối loạn tiêu hóa
  • Mất nước hoặc dị ứng
  • Đau bụng…
Xem Thêm  Dinh dưỡng cho bé bị cận thị

III. Nên làm gì khi trẻ bị nôn liên tục

1. Nghỉ ngơi

5 bước hành động khi trẻ bị nôn liên tục-2

Khi trẻ bị nôn liên tục, bạn nên để trẻ nằm nghi trên giường, không gian yên tĩnh. Không nên cho trẻ ăn luôn mà hãy để trẻ nghỉ khoảng 30 phút. Điều này sẽ giúp dạ dày được phục hồi một cách tốt hơn.

Xoa bụng, lưng để trẻ cảm thấy thoải mái. Nếu trẻ ngủ thì không nên đánh thức.

2. Cung cấp chất lỏng

5 bước hành động khi trẻ bị nôn liên tục-3

Trẻ bị nôn liên tục dễ rơi vào tình trạng mất nước, vì thế bạn có thể cho trẻ sữa hoặc nước sau 30-60 phút bị nôn. Với trẻ nhỏ, nên cho trẻ bú nhiều lần. Với trẻ lớn hơn, cho trẻ uống Oresol hoặc Pedialyte để bù nước.

3. Cung cấp thức ăn

Ngoài đồ uống, những thực phẩm nhạt và giàu tinh bột như bánh mì, bánh quy và ngũ cốc rất tốt cho trẻ. Tuyệt đối không để trẻ ăn những đồ ăn nhanh, cay, nóng.

4. Uống thuốc

5 bước hành động khi trẻ bị nôn liên tục-4

Nếu trẻ bị sốt, bạn có thể dùng acetaminophen, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc người có chuyên môn về loại thuốc cho trẻ để tránh gây tác dụng phụ ngoài ý muốn.

5. Gọi cấp cứu

Không nên chậm trễ khi trẻ gặp bất kỳ một trong các dấu hiệu sau:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ hậu môn là 38 độ C. Trẻ lớn sốt trên 39 độ.
  • Sốt kéo dài và kèm theo co giật
  • Ói mửa nhiều lần và nôn ra dịch màu xanh, vàng
Xem Thêm  Dấu hiệu nhận biết cận thị ở trẻ?

Trên đây là 5 bước hành động bạn cần nhớ khi trẻ có dấu hiệu nôn liên tục và ảnh hưởng tới sức khỏe. Điều bạn cần nhớ là chúng ta sẽ không tự ý dùng thuốc để tránh việc khiến trẻ trở nên nguy hiểm hơn nhé.

Bài Liên Quan: