Bảng tính tan các chất hóa học đầy đủ, dễ nhớ nhất

Bảng tính tan là một trong những bảng hóa học bắt buộc phải nhớ đối với các bạn học sinh, sinh viên. Đây là cách giúp bạn giải quyết những bài tập hóa học lý thuyết dễ dàng và nhận biết các phản ứng hóa học nhanh chóng. Đến với Wiki Cách Làm lần này, chúng tôi sẽ trình bày những khái niệm và ý nghĩa của bảng tính tan trong thực tế. Đồng thời gợi ý cho các bạn những mẹo ghi nhớ bảng hóa học này một cách chính xác và nhớ lâu nhất. Bây giờ, xin mời các bạn cùng đến với bài viết nhé!

Độ tan là gì?

Độ tan hay còn gọi cụ thể là độ tan của một chất trong nước. Đây là khái niệm dùng để chỉ số gam chất đó hòa tan trong 100 g nước ở một điều kiện nhiệt độ nhất định để tạo thành dung dịch bão hòa. Độ tan được kí hiệu là S.

Bảng tính tan là gì?

Bảng tính tan là bảng tổng hợp về tính tan và không tan của các chất trong nước. Tuy nhiên mỗi axit, ba-zơ và muối sẽ có những tính tan khác nhau, nhìn chung là rất đa dạng vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có chất hòa tan hoàn toàn trong nước, có chất ít tan trong nước và cũng có những chất không tan trong nước.

Các kí hiệu về tính tan của các chất trong nước:

  • T:  Các hợp chất tan trong nước (không kết tủa).
  • K: Các hợp chất không tan trong nước (kết tủa).
  • I: Các hợp chất ít tan trong nước.
  • Dấu “-“: Các hợp chất không tồn tại hoặc bị phân hủy.
Xem Thêm  Thẻ smartlink là gì? Các ngân hàng thuộc hệ thống smartlink

Ý nghĩa của bảng tính tan

Bảng tính tan có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong môn hóa học và bảng này là kiến thức mà các giáo viên bắt buộc học sinh của mình nhất định phải ghi nhớ để có cơ sở giải quyết những bài toán liên quan đến tính tan, tính kết tủa hay bay hơi của các hợp chất. Không chỉ có tác dụng để giải các bài toán hóa học trên lý thuyết, bảng tính tan còn có ý nghĩa cực kì quan trọng trong phòng thí nghiệm khi có thể giúp bạn nhận biết các chất một cách nhanh chóng nhất có thể.

Nội dung bảng tính tan

Bảng tính tan các chất hóa học đầy đủ, dễ nhớ nhất-1

Cách ghi nhớ bảng tính tan nhanh và chính xác nhất

Khi kiểm tra hoặc thi cử, các giáo viên sẽ không cho bạn mang bảng tính tan vào phòng thi, nhất là khi thi đại học. Vậy làm thế nào để có thể ghi nhớ bảng tính tan một cách nhanh chóng và chính xác nhất? Hãy cùng chúng tôi đến với phần tiếp theo của bài viết để các bạn có câu trả lời cho mình nhé!

1. Tính tan của axit

Các axit đa phần có khả năng tan tốt trong nước, ngoại trừ một vài axit không tan trong nước đó là H2SiO3 và dễ bay hơi đó là HCl, HNO3.

Các axit yếu có liên kết không bền, dễ dàng bị phân hủy trong nước và giải phóng khí CO2 , SO2 và nước đó là: H2CO3 , H2SO3. 

  • H2CO3 giải phóng CO2  và nước.
  • H2SO3 giải phóng SO2 và nước.

2. Tính tan của ba-zơ

  • Hầu hết các kim loại sẽ tạo ra ba-zơ tương ứng với chúng, nhưng riêng AgOH và Hg(OH)2 không tồn tại.
  • Còn lại những kim loại khác tan trong nước thì oxit và hidroxit tương ứng của chúng cũng sẽ tan trong nước.

3. Tính tan của muối

3.1 Muối axit

  • Muối nào có gốc axit còn nguyên tử Hidro gọi là muối axit.
  • Những muối này tan tốt trong nước, cụ thể là muối gốc -HCO3, – HSO3, – HS. Muối của nhóm nitrat, muối Axetat tan tốt trong nước.
Xem Thêm  Mua quà sinh nhật cho bố sao cho ý nghĩa nhất

3.2 Muối có gốc cacbonat và photphat

  • Những muối có gốc Cacbonat (- CO32-) và Photphat (-PO4)3- của các kim loại kiềm thì tan, còn lại thì không tan.
  • Các muối cacbonat (-CO32-) hầu như không tan được, nhưng muối có gốc hidrocaconat thì lại tan trong nước như NaHCO3, Ca(HCO3)2
  • Các kim loại Hg, Al, Cu, Fe (III) không tồn tạo muối có gốc Cacbonat (- CO32-) hoặc bị phân hủy trong nước.

3.3 Muối của lưu huỳnh

  • Muối của lưu huỳnh có nhiều gốc axit cần phải nhớ, đó là Sulfua (-S), Sulfit (-SO32-) và Sulfat (-SO42-). Tất cả các muối của lưu huỳnh với kim loại kiềm và kiềm thổ đều tan trong nước.
  • Đối với những kim loại còn lại, muối sunfua và sulfate sẽ khóa tan nên không tồn tại muối  MgS và Al2S3 và muối Sulfit của Al và Fe (III).
  • Các muối sunfate thường dễ tan trong nước. Ngoại trừ BaSO4, PbSO4, SrSO4 không tan, CaSO4, Ag2SO4 ít tan và HgSO4 không tồn tại.

3.4 Muối của các halogen: -F, -Cl, -Br, -I

  • Các muối nhóm này gần như tan trong nước. Trong đó có 3 muối phổ biến không tan nhưng kết tủa đó là AgCl, AgBr, AgI.
  • Muối PbCl2 ít tan và không tồn tại muối AgF.

3.5 Muối của các kim loại kiềm, kiềm thổ

  • Muối các kim loại kiềm, kiềm thổ như Na, Li, K,…tan được trong nước.
  • Ba-zơ của kim loại kiềm thổ tan ít (Ca, Ba). Hợp chất NH¬4OH tan, còn lại đều không tan.

Cách học thuộc bảng tính tan

1. Học thuộc bảng tính tan qua thơ

Học thuộc bảng tính tan qua thơ là cách ghi nhớ bảng tính tan nhanh nhất và lâu nhất. Dưới đây là bài thơ về bảng tính tan.

“Bazơ, những chú không tan: Đồng, nhôm, crôm, kẽm, mangan, sắt, chì.

Ít tan là của Canxi

Magiê cũng chẳng điện ly dễ dàng

Muối kim loại I đều tan

Cũng như Nitrat và “nàng” hữu cơ

Muốn nhớ thì phải làm thơ!

Ta làm thì nghiệm bây giờ thử coi,

Kim Loại I, ta biết rồi,

Những kim loại khác ta “moi” ra tìm

Photphat vào nước “đứng im” ( Trừ kim loại I)

Xem Thêm  Dubai thuộc nước nào? Ở đâu? Vì sao Dubai giàu nhất thế giới?

Sunphat một số “im lìm trơ trơ”:

Bari, chì với S – r

Ít tan gồm bạc, “chàng khờ” Canxi,

Còn muối Clo – rua thì Bạc đành kết tủa, anh chì cố tan (Giống muối Br, I)

Muối khác thì nhớ dễ dàng:

Gốc S O 3 chẳng tan chút nào! ( Trừ kim loại I)

Thế còn gốc S thì sao? (Giống muối cacbonat)

Nhôm không tồn tại chú nào cũng tan

Trừ đồng, thiếc, bạc mangan,

Thủy ngân, kẽm, sắt không tan cùng chì”

(Sưu tầm)

2. Học thuộc bảng tính tan bằng cách đến phòng thí nghiệm thực hành

Cách tiếp theo để bạn ghi nhớ bảng tính tan của các hợp chất đó là vào phòng thí nghiệm thực hành. Đây là cách giúp bạn vừa được kiểm nghiệm thực tế, vừa giúp bạn nhớ lâu hơn, ấn tượng hơn mà không cần phải bỏ thời gian ra để học thuộc lòng.

Khi bạn tận mắt nhìn thấy những phản ứng hóa học, bạn có thể nắm rõ bản chất của từng hợp chất. Lúc này bạn sẽ biết được sau khi tiếp xúc với nhau thì những hợp chất hóa học sẽ có hiện tượng gì, không tan, tan ít hay kết tủa. Trăm nghe không bằng một thấy, một khi đã được tận mắt chứng kiến thì bạn sẽ có ấn tượng trí nhớ về phản ứng hóa học đó tốt hơn. Nếu vậy khi bài kiểm tra có những nguyên tử, hợp chất này, các bạn sẽ không phải rối rắm và suy luận nhanh chóng.

Đến phòng thí nghiệm thực hành không chỉ giúp bạn nhớ rõ những phản ứng hóa học mà thậm chí còn khiến bạn yêu thích môn học bị nhiều bạn đánh giá là khô khan, phức tạp này nữa đấy!

Wiki Cách Làm vừa trình bày cho các bạn những khái niệm và ý nghĩa của bảng tính tan trong hóa học. Bên cạnh đó là cách ghi nhớ bảng hóa học này một cách nhanh chóng và chính xác nhất để các bạn có thể an tâm bước vào các kì thi quan trọng. Chúc bạn gặt hái thành công to lớn trong kì thi sắp tới và đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!

Bài Liên Quan: