Bệnh về da của chó – Cách chữa bệnh ngoài da ở chó

Chó không chỉ hay mắc những bệnh về mắt mà còn cả những bệnh về da. Những bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng đến cún cưng mà còn lây sang cả người khi tiếp xúc. Vì thế để đảm bảo sức khỏe cho cả cún lẫn chủ nhân thì bạn cần tìm hiểu về những chứng bệnh ngoài da ở chó và cách chữa trị cho chúng nhé.

Các hội chứng bệnh về da ở chó

1.Do các ký sinh bệnh trên da chó như: bọ chét, ve, rận.

Những ký sinh này ẩn nấp trên lông của những chó chó, chúng cắn, chích khiến các tế bào da bị tổn thương rồi nhiễm khuẩn. Chúng cũng có thể gây xâm nhập vào tai và gây tử vong cho chó nếu không được phát hiện kịp thời.

Bệnh về da của chó – Cách chữa bệnh ngoài da ở chó-1

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của bọ chét, ve, rận là do môi trường sống không sạch sẽ, nơi vệ sinh của chó không sạch sẽ hoặc bị lây từ những con vật nuôi khác bị nhiễm ve, bọ chét.

Triệu chứng
Chó của bạn chán ăn, gãi nhiều, da tái nhợt và thường xuyên cào, cấu các vùng da bị ngứa.

Xem Thêm  Hình ảnh tiền, tải hình nền tiền đẹp nhất

Cách điều trị
Đầu tiên là bạn cần đến trạm thú y để mua thuốc khử trùng nơi sống và các vật dụng mà chó tiếp xúc. Tiếp đến là dùng thuốc diệt ve, bọ chét và rận để tắm gội cho chó. Hoặc bạn cũng có thể nấu nước trà xanh để tắm cho chó.

2. Bệnh nhiễm trùng da (sài, nấm và vảy nến)

Bệnh này xuất phát từ một chủng nấm Microsporum canis gây ra ở chó mèo. Khi cún cưng của bạn bị nhiễm loại chủng nấm này, những vùng da bị nấm sẽ trở nên ngứa, nhiễm trùng và rụng lông.

Bệnh về da của chó – Cách chữa bệnh ngoài da ở chó-2

Triệu chứng:
Vùng da bị ngứa (cổ, chân, móng, mũi, mặt, vùng đầu…) bị sưng tấy, có mủ, da sần sùi. Nặng hơn thì chó còn có biểu hiện rụng lông, có mùi hôi, hay kêu rên.

Cách điều trị:
Nếu chó của bạn mới chỉ bị ở mức độ nhẹ, bạn có thể tiến hành khử trùng nơi chúng nằm và chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống để cún được đảm bảo sức khỏe. Sử dụng một số sản phẩm tăm gội dành cho chó để bôi, xịt, tắm cho cún cưng. Nên nhớ khi thực hiện vệ sinh cho cún bạn nên trang bị phòng hộ cho mình để tránh bệnh từ vật nuôi lây sang bạn.

Nếu cún cưng đã bị nhiễm nấm quá nặng, bạn hãy nhanh chóng đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y nhé.

3. Bệnh viêm da ở chó

Da của chó xuất hiện tình trạng mủ, nhiễm khuẩn. Bệnh xuất phát từ các chủng vi khuẩn, vi trùng như  S. intermedius, Staphylococcus, Streptococcus thường nằm sâu trong da chó, hút chất dinh dưỡng làm chó ngứa ngáy khó chịu, tiết độc tố gây dị ứng cho chó.

Xem Thêm  Cách biến tấu cho đồ công sở

Bệnh về da của chó – Cách chữa bệnh ngoài da ở chó-3

Triệu chứng bệnh:
Chó có dấu hiệu bị tổn thương vùng da đầu, quanh mắt, mặt, hậu môn. Chúng luôn cảm thấy khó chụi và cào cấu. Những vùng da thường xuyên bị gãi có thể đỏ ửng, sưng mủ vàng và có mùi khó chụi.

Điều trị bệnh:
Đầu tiên là bạn cần xác định nguyên nhân gây bệnh ở chó. Kiểm tra xem lông của chúng có bọ chét, ve, rận hay không. Nếu có bạn hãy mua thuốc để diệt trừ luôn.

Nếu không thấy xuất hiện nhưng da chó vẫn bị sần sùi, bạn nên tới trạm thú y để mua thuốc theo sự chỉ dẫn, kê đơn. Tốt hơn hết là bạn nên đưa thú cưng của mình tới trạm để được chuẩn đoán bệnh một cách đầy đủ nhất.

4. Bệnh vàng da ở chó

Bệnh này liên quan đến sự suy giảm chức năng thải độc ở gân mạt nhưng lại tiết vào máu, đi tới các tế bào và niêm mạc. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm ở chó.

Bệnh về da của chó – Cách chữa bệnh ngoài da ở chó-4

Nguyên nhân dẫn đến bệnh:
Do chó bị ngộ độc như ăn phải bả chuột, thuốc  sâu, chó bị nhiễm khuẩn, ký sinh giun tim, bị khối u hoặc ung thư gan.

Triệu chứng bệnh
Chó trở nên chá ăn, bỏ ăn, gầy yếu. Khi bệnh bước vào giai đoạn nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng thở gấp, niêm mạc chuyển sang màu vàng. Lúc này hệ thống gan, mật của chó đã bị phá hủy một cách nghiêm trọng.

Xem Thêm  Tái định cư là gì? Có nên mua đất tái định cư hay không?

Điều trị:
Đây là một căn bệnh khá nghiêm trọng ở chó, vậy nên bạn cần đưa cún cưng của mình đến trạm thú y để được điều trị kịp thời.

Phòng tránh bệnh về da ở chó

Phòng bệnh hơn chữa bênh – điều này hoàn toàn đúng với mọi hoàn cảnh. Vì thế bạn nên đưa cún cưng của mình đi khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng đầy đủ và tẩy giun sán thường xuyên.

Chú ý đến việc vệ sinh lông, mắt, mũi, nơi ở cho cún.

Trên đây là những kinh nghiệm hay giúp bạn nhận biết một số bệnh về da ở chó và cách điề trị tốt nhất. Chúc cún cưng của bạn sẽ luôn khỏe mạnh.

Bài Liên Quan: