Cách chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào?

Bệnh quai bị do virus cấp tính gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và dễ dàng lây lan qua tuyến nước bọt khi nói chuyện, hắt hơi, ho. Bệnh tuy lành tính nhưng có thể gây ra những biến chứng nguyên hiểm nếu không phát hiện và chăm sóc kịp thời. Nếu chẳng may bé bị quai bị, mẹ cần biết cách chăm sóc kỹ cho bé để giúp bé mau khỏi bệnh nhé!

Cách chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào?-1

Cách chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào?

1/ Những chú ý khi chăm sóc trẻ mắc quai bị:

  • Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, theo Vnexpress.
  • Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.
  • Cho trẻ uống nhiều nước.
  • Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
  • Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.
  • Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
Xem Thêm  Mẹo chống say tàu xe hiệu quả không cần dùng đến thuốc

2/ Trẻ bị quai bị phải làm sao: 

  • Khi bị mắc quai bị, trẻ cần được nghỉ ngơi và nên để trẻ nằm trong phòng tối, ít ánh sáng.
  • Không nên cho trẻ ra ngoài để tránh gió, thay vào đó hãy giữ trẻ trong nhà đến khi những vùng sưng tấy giảm xuống (thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất chín ngày).
  • Có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen, để giúp đau đầu, giảm sưng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc sử dụng phụ.
  • Nếu trẻ có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn thốc hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Chườm nóng vùng góc hàm.
  • Nằm nghỉ, đặc biệt khi có sưng tinh hoàn thì phải nghỉ tuyệt đối.
  • Dùng thuốc hạ sốt, an thần, giảm đau, nhưng phải tham khảo và tuân theo ý kiến bác sĩ.
  • Súc miệng nước muối hoặc các chất sát trùng khác.
  • Nên cho bé uống nhiều nước, có thể cho trẻ uống nước ngọt để giúp trẻ dễ ăn hơn. Ăn nhẹ.
  • Ðặc biệt phải cách ly trẻ, vì bệnh rất hay lây.

Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp cho các mẹ cách chăm sóc cho bé yêu mình để bé mau khỏi bệnh nhé.

Bài Liên Quan: