Cách điều trị và chăm sóc khi da bé bị nổi mẫn ngứa

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay dễ mắc các bệnh về da do dị ứng hay do thời tiết gây ra. Trẻ có thể bị mẫn ngứa trên mặt, chân tay, lưng hoặc toàn thân. Khi bé bị bệnh mẫn ngứa, nổi đỏ khắp người, cha mẹ đừng nên hốt hoảng lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân dị ứng mẫn ngứa cho bé, có thể do thời tiết, do bé dị ứng bụi trong chăn đệm, do bé dị ứng sữa, …. Vậy làm thế nào khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người? Hãy cùng tindep.com  tìm hiểu cũng như cách chăm sóc trẻ khi bị mẫn ngứa nhé!

Cách điều trị và chăm sóc khi da bé bị nổi mẫn ngứa-1

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở trẻ

Hiện tượng mẩn ngứa ở trẻ là tình trạng viêm cấp tính hoặc mạn tính trên da, một biểu hiện khác của dị ứng, dân gian quen gọi tình trạng này là “nấm sữa”. Tình trạng này thường xảy ra ở các trẻ từ 2 tháng tuổi dến 2 tuổi. Các mẹ có thể biết con bị nổi mẩn ngứa qua những dấu hiệu sau:

Cơ thể bé xuất hiện những nốt đỏ, phân bố ở hai bên phải, trái ở những chỗ như đầu, mặt, gò má, trán, da đầu của trẻ,..ranh giới không rõ ràng lắm, bề mặt có thể có vảy bong ra.

Mẩn mụn đỏ hoặc mụn nước nhỏ mọc trên bề mặt nốt đỏ và xung quanh nốt đỏ. Bề mặt nốt đỏ bị loét, chảy nước đóng vảy.

Mẩn mụn ngứa rất ngứa, do đó trẻ thường khó chịu, khóc lóc, không ăn ngủ được, nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị sưng hạch khá to.

Cách điều trị và chăm sóc khi da bé bị nổi mẫn ngứa-2

Nguyên nhân gây ra những mẩn ngứa ở trẻ

Tình trạng mẩn ngứa ở trẻ là một bệnh viêm da thường thấy, và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chủ yếu bởi:

Sự thay đổi của thời tiết, các tác động của môi trường bên ngoài như bụi bặm, tiếp xúc với lông động vật,.. có thể khiến da bé bị phát ban, nổi mẩn.

Xem Thêm  Cách giữ gìn sức khỏe trong ngày tết

Do cơ địa của trẻ: với nhiều trẻ có cơ địa dị ứng, những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da cũng rất dễ gặp phải tình trạng này.

Do nhân tố gây gị ứng trong thức ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm biển, những thức ăn tanh có thể khiến cho tình trạng mẩn ngứa ở bé xuất hiện nếu mẹ không biết chế biến phù hợp.

Cách điều trị và chăm sóc khi da bé bị nổi mẫn ngứa-3

Đối tượng chủ yếu là trẻ sơ sinh

Người ta đã nhận thấy rằng, đối tượng chính của mẩn ngứa là những trẻ, nhỏ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da.

Thường thì trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi đã có những hiểu hiện mẩn ngứa. Đối với một số trẻ sẽ tự loại trừ căn bệnh này khi lớn lên (khoảng 2 tuổi trở lên). Trẻ bị mẩn ngứa thì biểu hiện đầu tiên là bị ngứa ở vùng da 2 má, khiến trẻ thường xuyên phải lắc cọ đầu hoặc dùng hai tay gãi thật lực.

Sau khoảng một thời gian, trên má trẻ nổi những nốt mẩn như hạt gạo, sau đó hình thành những mọng nước. Rồi những mọng nước này vỡ ra, chảy nhiều nước vàng và đóng vảy. Lúc này, trẻ rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không ăn ngủ được ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể lực.

Cách điều trị và chăm sóc khi da bé bị nổi mẫn ngứa-4

Cách chăm sóc và điều trị khi trẻ bị mẫn ngứa

Làm gì khi trẻ bị mẩn ngứa

Luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ

Không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công.

Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương và thường xuyên cắt móng tay cho trẻ

Cách điều trị và chăm sóc khi da bé bị nổi mẫn ngứa-5

Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.

Ngoài ra, có những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua…hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Vì vậy hiểu về sự kích ứng của con với các thực phẩm trên là rất cần thiết.

Xem Thêm  Sau sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì để không bị sẹo lồi

Đối với những người đang cho con bú cũng cần kiêng các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

Một số thói quen các bậc phụ huynh cần tránh, đó là: Tránh dùng xà phòng rửa da vì sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm. Nếu vẩy hơi dầy có thể dùng dầu gai bôi lên cho mềm da; Không đắp chăn quá dày vì sẽ gây ngứa, không nên dùng chăn len hoặc không nên mặc áo len; Không nên dùng loại kháng sinh có tác dụng phụ gây dị ứng, nên thử cẩn thận trước khi tiêm, hết sức thận trọng khi dùng đường uống. Trường hợp trẻ bị mẩn ngứa khắp người kéo dài, nên đưa trẻ đi khám tại Viện da liễu.

Cách điều trị và chăm sóc khi da bé bị nổi mẫn ngứa-6

Chăm sóc bé khi bị mẩn ngứa

Cách ly trẻ khỏi các tác nhân gây ngứa

Bạn phải cách ly bé khỏi các tác nhân gây dị ứng như thảm len, áo lông, thảm trải sàn có nhiều bụi bặm. Không nên cho bé ra ngoài trời gió hay nơi có nhiều phấn hoa có thể trẻ sẽ bị dị ứng phấn hoa.

Hạn chế tiếp xúc các con vật nuôi dễ gây dị ứng hay lây bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ như chó mèo. Có thể một số ký sinh trùng, hay bệnh tật từ chó mèo sẽ lây sang trẻ nhỏ.

Cách điều trị và chăm sóc khi da bé bị nổi mẫn ngứa-7

Tắm cho bé

Nên tắm cho bé hằng ngày với sữa tắm chuyên dùng của trẻ cho da không chứa chất sút. Không tắm cho trẻ với xà phòng thông thường

Tắm nhanh cho trẻ dưới 10 phút và sử dụng nước ấm 33oC., tắm rửa vệ sinh hàng ngày là điều không thể bỏ qua. Điều này giúp loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và các loại thuốc bôi trên da trẻ, do đó khi bôi thuốc mới vào sẽ giúp ngấm vào da tốt hơn.

Xem Thêm  Mẹ bầu nên ăn gì để sinh con dễ dàng

Cách điều trị và chăm sóc khi da bé bị nổi mẫn ngứa-8

 

Hằng ngày dùng kem cung cấp độ ẩm, làm mềm da để xoa lên da trên khắp cơ thể của bé.Khi bé đã khỏi bệnh dùng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da dành riêng cho trẻ em 2 ngày/ lần, trên cơ thể bé, mặt và các kẽ ngón tay chân, bẹn.

Cách điều trị và chăm sóc khi da bé bị nổi mẫn ngứa-9

Quần áo làm từ vải coton, vải lụa cho bé. Những loại vải này mềm, không gây ngứa. Tránh mặc cho bé vải len. Vải len rất dễ gây ngứa và dị ứng.

Cách điều trị và chăm sóc khi da bé bị nổi mẫn ngứa-10

Những thực phẩm giúp bé giảm triệu chứng mẫn ngứa

Để có được cách điều trị và chăm sóc tốt nhất khi bé bị mẩn ngứa, các mẹ phải xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh để cách ly bé với chúng. Vệ sinh cho da bé sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày. Nếu tình trạng nổi mẩn nghiêm trọng nên nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ. Các mẹ cũng có thể trị mẩn ngứa cho bé bằng các món ăn sau:

  •  Mướp 30g, rửa sạch thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã, nước;
  •  Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g cùng nấu canh dùng uống;
  •  Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn;
  •  Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn;
  •  Cá trạch tươi luộc bỏ bã ăn canh;
  •  Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn;
  •  Sinh ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo;
  •  Xích đậu, bí xanh lấy vỏ, mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên;
  •  Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên. Cũng có thể cho trẻ ăn cháo đậu xanh.

Qua hướng dẫn hướng dẫn điều trị và chăm sóc bé khi bị bệnh mẩn ngứa thì tindep.com hy vọng rằng các bà mẹ sẽ trang bị thêm cho mình đầy đủ kiến thức để chăm sóc trẻ của mình để bé luôn khỏe mạnh. Chúc các bà mẹ và bé luôn khoẻ mạnh!

Bài Liên Quan: