Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Trẻ sơ sinh là giai đoạn đầu đời non yếu cần được cha mẹ chăm sóc một cách cẩn thận và kĩ càng vì lúc này sức đề kháng của bé còn kém. Đặc biệt là trong mùa đông gần kề như hiện nay cần phải chú ý giữ ấm cho bé (cơ thể bé lúc này vẫn chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt ổn định) để tránh các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, các bệnh về tai mũi họng… đồng thời phải vệ sinh da sạch sẽ da bé để tránh tắc lỗ chân lông, ẩm ướt gây rôm sảy, hăm tã, viêm da…Những gợi ý nhỏ dưới đây hi vọng sẽ giúp ích cho các bà mẹ.

Hướng dẫn cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

1. Đầu tiên phải giữ ấm cho trẻ.

Đây là điều quan trọng nhất để giữ vững tình trạng sức khỏe ổn định cho trẻ. Dù cho trẻ nằm riêng hay nằm với bạn, hãy luôn chú ý tới thân nhiệt của trẻ- dao động từ 36,5-37°C. Thêm vào đó, bạn phải giữ phòng thật ấm áp, thoáng khí, có thể dùng thêm điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi nhưng tuyệt đối tránh sưởi bằng lò than trong phòng. Khí CO và CO2 có thể gây ngạt thở và nhiễm độc cho cả mẹ và con. Lí tưởng nhất là nhiệt độ phòng từ 27-28°C. Về phần bé, giữ ấm cho bé bằng cách quấn chăn, đội mũ, đi tất, đeo bao tay cho bé. Để bé nằm cạnh bạn để bé được truyền hơi ấm và để tiện việc theo dõi của bạn. Dinh dưỡng từ bên trong cũng rất quan trọng. Cho bé bú đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho bé duy trì được thân nhiệt ổn định.

Xem Thêm  Trẻ sốt nên ăn hoa quả gì?

Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông-1

2. Vệ sinh cho da bé và giữ bé luôn sạch sẽ.

Bước này cũng có tầm quan trọng như bước 1. Nhiều bà mẹ thường mắc sai lầm không tắm rửa cho bé vì sợ lạnh, mặc tã giấy cho trẻ thường xuyên. Những điều tưởng chừng như bình thường như trên nhưng lại hết sức có hại cho sức khỏe của trẻ. Đúng là vào các ngày lạnh, ta không nên thay tắm cho trẻ nhưng thay vào đó, hãy chùi các vùng kín như nách, bẹn, lưng bằng nước ấm để làm sạch cho trẻ, sau đó lau thật khô cơ thể bé. Bạn có thể thoa thêm phấn để ngừa rôm cho bé. Lưu ý việc rửa ráy nhẹ này nên được tiến hành trong phòng ấm, kín, tránh gió lùa. Đối với tã giấy, chỉ nên dùng vào ban đêm. Còn ban ngày hãy dùng tã vải quấn để da bé thoáng khí, tránh hăm tã. Cần thay tã thường xuyên cho trẻ, nhất là khi trẻ đại tiện, nôn ói. Giữ cho trẻ luôn sạch sẽ thơm tho là bí quyết phòng bệnh tốt nhất.

Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông-2

3. Bảo vệ đường hô hấp cho trẻ.

Trẻ sơ sinh thể tích hố mũi nhỏ nên rất dễ bị ngạt mũi, đặc biệt là vào mùa đông như hiện nay kèm yếu tố sức đề kháng yếu của bé. Để tránh cho bé quấy khóc vì khó chịu do ngạt mũi, bỏ bú, bạn nên chú ý ngay từ đầu việc giữ ấm cho trẻ, giữ phòng tránh gió lùa, vệ sinh mũi bé thường xuyên bằng nước muối sinh lí và tuyệt đối không dùng các loại thuốc khác mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Xem Thêm  Cách giúp bạn sinh quý tử năm Mùi

Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông-3

4. Khi bé thấy khó thở, cần tức tốc cho bé đi khám.

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn non nớt nên dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trong mùa đông. Để tránh cho bé dễ bị bệnh cần thực hiện tốt 2 bước đã giới thiệu ở trên đồng thời luôn cho trẻ bú tốt. Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm bệnh như bỏ bú, nôn tráo, da vàng vọt, sốt cao, ly bì, khó thở, co giật thì nên đưa ngay trẻ đi khám để bác sỹ chữa trị và hướng dẫn cách chăm sóc kịp thời…

5. Một số lưu ý không kém quan trọng

– Chọn chất liệu cotton thoáng khí mềm mại, thoải mái cho đồ giữ ấm, tránh các chất liệu gây bí dễ khiến da trẻ, dị ứng, hăm bí và các chi tiết trang trí rườm rà có thể gây khó chịu cho giấc ngủ của trẻ.

– Giữ ấm đủ cho bé, chú ý các vùng như lòng bàn tay, bàn chân, ngực, thóp. Tuyệt đối không giữ ấm quá mức như quấn chăn dày quanh trẻ, mặc áo nhiều lớp có thể khiến hơi nóng dồn lên đầu trẻ để thoát ra gây đột tử cho trẻ.

– Tránh để bé ngủ ở chỗ hơi của máy điều hòa phả ra hoặc nơi gió lùa trực tiếp từ cửa sổ.

-Bạn có thể tham khảo thêm những chiếc túi ngủ được thiết kế đặc biệt dành cho mùa nóng và mùa lạnh cũng rất tốt cho giấc ngủ của trẻ.

Xem Thêm  Những dấu hiệu thường gặp sau sảy thai

Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông-4

Sinh con ra và chăm con không hề dễ nhưng mọi thứ đều vượt qua được nhờ tấm lòng yêu thương con của cha mẹ. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp ích được phần nào cho các phụ huynh đang làm cha, làm mẹ…Nếu bạn cần thông tin cụ thể hơn nữa, hãy tham khảo bác sĩ chuyên môn nhé!

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: