Cách nuôi rùa núi vàng nhanh lớn, sinh sản tốt

Nuôi rùa không chỉ tạo cảm giác thư thái cho người chăm sóc, mà nó còn đem lại vận khí may mắn trong cuộc sống. Để sở hữu 1 em rùa khỏe mạnh, sinh sản tốt thì không phải ai cũng biết cách nuôi. Dưới đây là cách nuôi rùa núi vàng nhanh lớn, sinh sản tốt. Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Cách nhận biết rùa núi vàng

Cách nuôi rùa núi vàng nhanh lớn, sinh sản tốt-1

Rùa núi vàng có tên khoa học là Indotestudo elongate. Chúng sinh sống chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và một phần của Nam Á. Đặc biệt tại Việt Nam thì rùa núi vàng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, …

Đặc điểm nhận biết rùa núi vàng rất dễ. Phần đầu của rùa núi vàng có nhiều tấm sừng. Mai rùa núi vàng gồ lên khá cao, có con sở hữu mai rùa màu vàng hoặc có con sở hữu mai màu caramel. Đặc biệt giữa mỗi tấm vảy có đốm đen đặc trưng. Phía trước yếm hơi phẳng, nhưng phía sau hơi lõm sâu. Chân của rùa núi vàng có hình trụ, đặc biệt các ngón cahan của rùa núi vàng không có màng.

Thông thường một con rùa núi vàng trưởng thành có chiều trung bình khoảng 30cm, cân nặng khoảng 3,5kg – 4kg. Bên cạnh đó, rùa núi vàng cái có xu hướng to và tròn hơn so với con đực. Đổi lại đuôi của con rùa núi vàng lớn hơn nhiều so với con rùa núi vàng cái.

Đặc tính sinh sản và tuổi thọ của rùa núi vàng

Cách nuôi rùa núi vàng nhanh lớn, sinh sản tốt-2

Thường rùa núi vàng sinh sản vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm. Mỗi lần đẻ trứng, rùa núi vàng chỉ để tầm 4 – 5 trứng rùa. Kích thước trung bình mỗi quả tầm 4 – 5cm, đặc biệt mỗi lần đẻ xong rùa mẹ sẽ vùi trứng vào đất để tránh kẻ thù ăn lấy trứng. Do số lượng trứng mà rùa mẹ sinh ra ít nên tỷ lệ duy trì giống nòi của rùa núi vàng rất thấp.

Xem Thêm  Những bài thơ hay nhất của Tú Xương trong văn học Việt Nam

Với môi trường tự nhiên, rùa núi vàng có tuổi tầm 20 năm. Trong thời gian sinh sống và phát triển trong môi trường tự nhiên chúng bị đe dọa và mất mạng vì môi trường sống khắc nghiệp. Một phần là nạn săn bắt rùa núi vàng để bán thực phẩm.

Trong điều kiện môi trương nuôi nhốt thì tuổi thọ rùa núi vàng cao hơn, có thể sống đến 50 năm tuổi. Nếu người nuôi biết cách chăm sóc và cung cấp thức ăn đúng cách thì tuổi thọ của rùa núi vàng bằng với tuổi thọ của chủ nhân nuôi dưỡng. Chính vì điều này mà trong phong thủy, hình ảnh rùa núi vàng luôn đại diện cho may mắn, sức khỏe và tuổi thọ.

Cách nuôi rùa núi vàng khỏe mạnh, sinh sản tốt

1. Cách làm chuồng nuôi rùa núi vàng

Cách nuôi rùa núi vàng nhanh lớn, sinh sản tốt-3

Chuồng nuôi rùa núi vàng không cần quá rộng nhưng không gian tuyệt đối không quá hẹp. Không gian càng rộng giúp rùa núi vàng di chuyển dễ dàng và phát triển nhanh chóng hơn. Kích thước chuồng nuôi rùa núi vàng cơ bản thường là 35cm x 50cm x 20cm. Với kích thước này dành cho những em rùa size nhỏ dưới cân nặng 2kg.

Với những con cân nặng lớn hơn thì chọn chuồng nuôi có chiều dài 1m x rộng >0,5cm x cao 2,5cm. Với không gian chuồng nuôi thế này sẽ giúp em rùa di chuyển đi lại một cách dễ dàng, giúp rùa nhanh lớn và sinh sản tốt.

Bên trong chuồng nuôi, bạn hãy thiết kế thêm nhà ngủ, đồi núi sao cho không gian thật đẹp mắt, thu hút ánh nhìn. Đặc biệt bên trong chuồng nuôi hãy chuẩn bị thêm máng ăn và máng nước. Tùy theo kích thước của em rùa mà bạn chuẩn bị máng ăn máng uống thích hợp.

Xem Thêm  Những bộ phim hài Thái Lan hay nhất không nên bỏ qua

Lưu ý: Hãy đặt chuồng nuôi rùa núi vàng ở nơi khô ráo, cần có ánh nắng trực tiếp của Mặt trời. Bố trí bên trong chuồng nuôi chỗ cao chỗ thấp để rùa núi vàng leo trèo tùy thích.

Hãy lót thêm một lớp mùn cưa, hoặc đất cát, sỏi,… việc này giúp chuồng nuôi rùa núi vàng thêm đẹp mắt và ấn tượng. Vốn phân của rùa núi vàng khá ít và khô ráo nên rất dễ trong việc vệ sinh. Bạn chỉ cần quét bỏ lớp đất lót thay vào đó lớp đất mới là được.

2. Chọn giống nuôi

Cách nuôi rùa núi vàng nhanh lớn, sinh sản tốt-4

Để sở hữu một em rùa núi vàng khỏe mạnh và nhanh lớn, người nuôi cần chọn giống nuôi thật khỏe mạnh. Dưới đây là cách chọn giống rùa núi vàng chuẩn:

+ Mắt sáng, khong bị lõm và chảy nước mắt

+ Mai rùa núi vàng bị cứng cáp, còn nguyên mai, không bị mẻ hay nứt

+ Chân rùa đầy đủ, không bị tật, đặc biệt các móng chân không bị thiếu và tật. Quan sát rùa núi vàng phải đi lại thật khỏe mạnh

+ Yếm rùa núi vàng phải thật nở nang, không trầy xướt hay chảy máu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của rùa núi vàng

+ Đặc biệt quan sát phân rùa núi vàng nhất định phải khô, không bị tiêu chảy.

3. Thức ăn cho rùa núi vàng

Cách nuôi rùa núi vàng nhanh lớn, sinh sản tốt-5

Thức ăn của rùa núi vàng chủ yếu là thực vật (rau củ) và quả rụng. Thường khẩu phần ăn của rùa núi vàng theo tỷ lệ 7 : 3 tức là 7 phần từ thức ăn thực vật rau củ, 3 phần từ quả rụng như cà chua, chuối chín, đu đủ,.. Đặc biệt rùa núi vàng rất thích ăn táo, tuy nhiên đừng vì điều này mà bạn cho thú cưng rùa núi vàng ăn quá nhiều nhé. Bởi táo không tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột của rùa, khiến rùa núi vàng dễ bị tiêu chảy.

Tốt nhất chỉ cho rùa núi vàng ăn 1 lần/ ngày, nhưng khi nhiệt độ thấp hãy cho rùa núi vàng ăn 2 lần/ ngày nhưng lượng thức ăn ít lại 1 chút. Lưu ý: tránh cho rùa núi vàng ăn những thực phẩm bị hỏng, nhiễm sâu bệnh.

Xem Thêm  Những bộ phim hay nhất của Angelina Jolie nên xem

Về vấn đề nước uống. Vốn lượng nước cung cấp cho rùa núi vàng chủ yếu dựa vào thức ăn từ thực vật và quả chín. Tuy nhiên để tránh tình trạng thiếu nước, bạn hãy chuẩn bị máng nước bên trong chuồng nuôi. Hãy thay nước sạch mỗi ngày để rùa núi vàng sinh trưởng và phát triển tốt.

4. Cách chăm sóc rùa núi vàng

Cách nuôi rùa núi vàng nhanh lớn, sinh sản tốt-6

Vốn rùa núi vàng là loại động vật thích cạn, bởi thể bạn không nên cho ngâm mình trong nước quá nhiều. Tốt nhất 1 tuần chỉ tắm cho rùa núi vàng 3 – 4 lần, mỗi lần kéo dài tầm 5 phút thôi nhé.

Để tắm cho rùa núi vàng, bạn hãy sử dụng nước muối sinh lý vào chậu và đổ ngập sâm sấp yếm rùa. Đặc biệt không cho nước muối ngập qua khỏi đầu và mai rùa. Tiếp đến là chà rửa các bộ phận xung quanh mai rùa, đồng thời xoa nhẹ nhàng dưới phần bụng rùa. Để ngăn ngừa bệnh cho rùa núi vàng, trong lúc tắm bạn hãy dùng nước muối sinh ký rửa phần gập của chân tay để không cho sinh trùng bám vào.

Ngoài việc tắm rửa cho rùa núi vàng, bạn nên cho rùa tắm nắng 10 – 15 phút mỗi ngày nhằm bổ sung vitamin D giúp mai thêm cứng chắn và khỏe mạnh. Lưu ý nên tắm rùa tầm khoảng thời gian từ 7h00 – 8h00 mỗi buổi sáng, tránh tắm quá lâu khiến da rùa bị khô và cảm nắng. Khi thời tiết chuyển màu, từ nóng sang lạnh. Bạn nên trang bị thêm đèn sưởi ấm, tốt nhất sử dụng bóng đèn vàng nhé.

>>> Xem thêm: Cách nuôi đuông dừa nhanh lớn, đạt năng suất

Bên trên là cách nuôi rùa núi vàng nhanh lớn, sinh sản tốt. Những ai đang có ý định nuôi rùa làm cảnh hãy tham khảo qua bài viết. Giúp bạn nhanh chóng sở hữu một em rùa khỏe mạnh và phát triển tốt. Chúc bạn áp dụng thành công.

Bài Liên Quan: