Cách phòng bệnh viêm phổi mùa đông cho trẻ

Viêm phổi là một loại bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ mỗi khi mùa đông về. Đây là một bệnh rất phổ biến, đứng hàng thứ hai sau bệnh tiêu hóa. Bệnh lây nhiễm nguy hiểm và gây tử vong nhiều hơn bất cứ bệnh nào khác, gây tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là trong mùa đông khi sức đề kháng của trẻ bị yếu đi. Chính vì vậy, hiểu biết và phòng ngừa bệnh viêm phổi cho trẻ trong mùa đông  là cách bảo vệ con yêu khỏe mạnh toàn diện.

Cách phòng bệnh viêm phổi mùa đông cho trẻ-1

Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng phổi, có thể do nhiều vi sinh vật khác nhau gây ra, bao gồm vi khuẩn, vi-rút và ký sinh.

Nguyên nhân chính gây ra viêm phổi

Nguyên nhân chính và nhiều nhất gây ra bệnh viêm phổi là do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), một trong những vi khuẩn thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em. Nó lây lan chủ yếu thông qua không khí khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Quá trình lây lan

Bệnh viêm phổi do vi khuẩn và vi-rút thường lây qua khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào người khác, ngoài ra, còn dùng chung cốc uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, sờ và dùng khăn giấy hoặc khăn tay mà người bệnh đã sử dụng.

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi

Triệu chứng viêm phổi do virut gây ra:

– Viêm phổi do virus, triệu chứng ban đầu giống như trẻ bị cảm lạnh, sau đó dấu hiệu tăng dần, trẻ bắt đầu sốt cao, ho xấu đi, thở nhanh, vã mồ hôi, đau ngực, đau cơ, mệt mỏi và một cơn ho ra đàm loãng xanh hoặc vàng, nôn trớ, tiêu chảy, thở khò khè… Viêm phổi do virus thường ít nghiêm trọng hơn nhưng nếu trẻ bị viêm khuẩn do virus thì cũng có thể mắc viêm phổi do vi khuẩn trong tương lai.

Xem Thêm  Kinh nghiệm du lịch Sapa toàn tập hữu ích

Triệu chứng viêm phổi do vi khuẩn gây ra:

– Viêm phổi do vi khuẩn thường bắt đầu với một trong các triệu chứng khởi phát đột ngột như: sốt cao; thở nhanh, ho,  móng tay và đôi môi màu trở nên xám xanh, trẻ ăn không ngon miệng, quấy khóc, tiêu chảy và mất nước…

Những dấu hiệu trên là cách dễ nhận biết khi trẻ bị bệnh. Nếu trường hợp nặng, trẻ thực sự sẽ suy kiệt cơ thể và ảnh hưởng tới tính mạng.

Cách phòng bệnh viêm phổi mùa đông cho trẻ-2

Cách phòng ngừa bệnh trong mùa đông

Trẻ phải được tiêm chủng đầy đủ các loại văc-xin phòng bệnh như văcxin phòng viêm màng não, phế cầu khuẩn, Hib, bạch cầu, ho gà để ngừa bệnh dẫn tới viêm phổi.

Vệ sinh cá nhân tốt: Ba mẹ cần vệ sinh cá nhân cho con tốt, rửa tay thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng; đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước và sau bữa ăn. Cần rửa tay chân cho trẻ trước khi lên giường đi ngủ. Ba mẹ cũng cần phải lau chùi tay nắm cửa, tay nắm tủ lạnh, điện thoại và đồ chơi thường xuyên vì đây là nơi nhiều vi trùng, vi khuẩn. Điều này sẽ giúp cho việc tránh vi trùng lan rộng.

 – Tạo một môi trường không khói thuốc: Ba mẹ cần phải cai thuốc lá nếu trong nhà có người hút. Ngoài ra, không cho trẻ tiếp xúc với những người nghiện thuốc lá. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sống với khói thuốc lá bị bệnh thường xuyên hơn và có nhiều khả năng mắc viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp trên, hen suyễn và các bệnh nhiễm trùng tai.

Xem Thêm  Những ý tưởng trang trí noel trong nhà đơn giản

 – Đảm bảo trẻ được nuôi dưỡng tốt: Chế độ ăn uống thích hợp làm tăng mức độ miễn dịch cho trẻ. Khi trẻ làm quen với thức ăn rắn, nên cung cấp một chế độ ăn uống đa dạng, giàu chất dinh dưỡng mỗi ngày. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, thức ăn bổ sung cần đủ 4 nhóm thực phẩm (Ngũ cốc, đạm động vật hoặc đậu đỗ, dầu mỡ, rau quả).

 – Tránh những nơi đông đúc: Nhiễm trùng lây lan dễ dàng trong những nơi có nhiều bé tiếp xúc gần gũi với nhau trong nhiều giờ đồng hồ. Vì thế, hãy để mắt tới nhà trẻ (nếu bé đã đi nhà trẻ). Nên nhờ người thân (hoặc người chăm sóc đáng tin cậy) trông khi trẻ còn nhỏ.

– Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ: Trong mùa đông, đừng bao giờ ủ ấm trẻ quá mức (hoặc cho ăn những thực phẩm nóng, với suy nghĩ là giữ ấm cho cơ thể). Nóng bức làm hại trẻ vì trẻ bắt đầu đổ mồ hôi và bị mất nước. Ngoài ra, những đồ ăn sản xuất nhiều nhiệt cũng khiến trẻ khó tiêu. Nếu trẻ có những biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp như cảm lạnh, viêm mũi, họng thì cần được phát hiện và xử lý sớm, chăm sóc tốt để ngăn chặn bệnh chuyển sang viêm phổi. Theo dõi lịch tiêm chủng và đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu. Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi cần cách ly để không lây nhiễm sang trẻ.

Xem Thêm  Chương trình tọa đàm ngày 8/3 (Quốc tế phụ nữ)

Bài Liên Quan: