Chăm sóc cơ thể sau khi sinh

Sau khi sinh, chắc chắn nhiều chị em còn băn khoăn cách chăm sóc cơ thể như thế nào để có đủ sữa cho con bú mà vẫn giữ được vóc dáng thon gọn, và còn nhiều vấn đề khác cần quan tâm. Hãy cùng wikicachlam tìm hiểu nhé.

1. Chăm sóc nhũ hoa

Sữa non sẽ về trong khoảng 2 tháng gần sinh. Tuy nhiên, trước tuần thứ 37, bạn không nên nặn hay tác động nhiều vào bầu ngực vì có thể gây co bóp dạ con, dễ sinh sớm.

Sau 37 tuần, bạn có thể lấy 2 ngón tay vê kéo đầu nhũ hoa, massage vuốt theo chiều từ trên xuống, từ ngoài vào trong rồi trong ra ngoài để tuyến vú co bóp và giúp cho việc tiết sữa sau này tốt hơn.

Sinh xong khoảng 2-3 ngày, phụ nữ sẽ có sữa trưởng thành. Lúc này vú cương cứng vì đã có sữa cho con. Thực ra, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần bé bú. Hãy cho bé bú để kích thích sữa về, tốt nhất hãy cho  bé bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ tốt hơn là bú sữa ngoài.

Ngoài ra, để giảm đau tức, các bà mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, massage nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của nhũ hoa. Nếu đau quá, bạn có thể dùng đèn hồng ngoại chiếu mỗi bên nửa tiếng kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu đau núm vú do bé bú, rứt, chị em có thể dùng núm silicon hỗ trợ.

Xem Thêm  EQ là gì? Cách kiểm tra chỉ số EQ như thế nào?

2. Chăm sóc vùng kín và giúp sớm co hồi dạ con

Khi mang bầu ở thời điểm sắp sinh, dạ con to như chiếc thùng 5-10 lít. Khi sinh xong, chị em có thể sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn, đó chính là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thường sau khoảng 21 ngày, muộn nhất là 1 tháng, dạ con sẽ co lại như bình thường (nếu mổ phải mất nhiều thời gian hơn).

Vừa sinh con xong, chị em không nên đi lại nhiều dễ gây băng huyết, rong máu.

Sau sinh, chị em sẽ thấy có rất nhiều sản dịch. Đây chính là máu ra sau sổ rau. Thường trong giờ đầu sau đẻ, lượng máu ra có thể lên tới 100 ml nên bạn cần phải đóng bỉm to, những ngày sau đó nên dùng băng vệ sinh bình thường và thường xuyên thay, rửa.

Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều và nhanh thì bạn cần báo ngay cho bác sĩ bởi có thể bị băng huyết.

Nếu sinh xong chị em thấy rất ít hoặc không có sản dịch cũng nên cần lưu ý bởi không thoát được dịch, tử cung khó co lại dễ gây nhiễm trùng hậu sản, có người còn nhiễm trùng huyết, phải mổ thắt dạ con.

Để tránh điều này, các bà mẹ sau khi sinh chỉ nằm bất động trên giường 8-10 giờ (24 giờ với người sinh mổ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên, ban đầu, bạn cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, nhắm mắt rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, bạn cần nằm xuống để máu lưu thông nên não, tránh hiện tượng choáng ngất, bị ngã.

Xem Thêm  Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà nhanh khỏi bệnh

Sau sinh, do chế độ ăn uống kiêng khem nên rất dễ bị táo bón, để phòng tránh táo bón hãy ăn nhiều rau, trái cây, uống nước. Trong trường hợp bị trĩ, chị em có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau.

Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, tắm nước nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng…

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô, nếu dùng dung dịch vệ sinh nên dùng loại có bọt, có thể dùng máy sấy làm khô.

Nếu sau 4 ngày bạn không thấy giảm đau, nhức nhối có thể bị dị ứng chỉ khâu, nên đến bác sĩ để được xử lý hoặc có thể bị nhiễm trùng. Thường sau một tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn.

Sau sinh các chị em có thể vệ sinh bằng cách lau người nhẹ nhàng rồi mặc quần áo vào, sau 1 tuần thì có thể tắm gội nhanh để đảm bảo sức khỏe tránh bị gió.

Chăm sóc cơ thể sau khi sinh-1

3. Về dinh dưỡng

Sau sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều cùng với việc phải cho con bú nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Các mẹ nên ăn những thức dễ tiêu, tránh các gia vị ảnh hưởng đến sữa, hạn chế đồ lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh.

Để có đủ sữa, ngoài việc tích cực cho con bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày (bên cạnh nước lọc có thể uống nước nhân trần, sữa đậu nành, nước quả, sữa tươi…).

Xem Thêm  Tinh bột nghệ là gì? Các tác dụng của tinh bột nghệ

4. Lấy lại vóc dáng

Các mẹ chú ý, để dạ con có điều kiện co bóp thì khoảng 1 tuần sau sinh hẵng bó bụng. Có nhiều biện pháp như dùng gen nịt bụng, tã cotton để nịt. Không nên bó bụng sớm có thể khiến sản dịch bị ứ, dạ con khó co lại.

Tùy cơ địa từng người và cân nặng em bé mà các bà mẹ sẽ bị rạn bụng, rạn đùi và thâm với mức độ ít nhiều khác nhau. Hãy chủ động sử dụng sản phẩm chống rạn ngay từ khi còn mang thai đến sau sinh để giảm thiểu các vết rạn da không mong muốn.

Để lấy lại vóc dáng sau sinh mà vẫn có đủ sữa cho em bé bú, các mẹ hãy tham khảo nhiều cách ăn uống khoa học để đảm bảo không mập mẹ mà vẫn có đủ sữa cho con. Ngoài ra, sau sinh dĩ nhiên vóc dáng cũng mập mạp ra đôi chút vì có em bé, các mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, sau khoảng 3 tháng sau sinh là các mẹ có thể tập thể dục hoặc các động tác yoga nhẹ nhàng rồi. Chúc các mẹ luôn trẻ đẹp và các bé luôn khỏe mạnh.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: