Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu bạn cần biết

Thai lưu là một hiện tượng cực kì nguy hiểm trong giai đoạn mang thai có thể gây hệ quả nghiêm trọng cho cả bào thai lẫn người mẹ. Do đó các mẹ hãy nắm vững cho mình những kiến thức liên quan đến thai kỳ nói chung và hiện tượng lưu thai nói riêng. Đến với bài viết lần này của Wiki Cách Làm, chúng tôi sẽ chia sẻ và hướng dẫn chi tiết những dấu hiệu thai lưu cũng như các biện pháp phòng ngừa, chữa trị để các mẹ có một thai kỳ mạnh khỏe, hạnh phúc nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu

Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu bạn cần biết-1

Nguyên nhân thai lưu đến từ người mẹ:

  • Mẹ mắc bệnh lý mãn tính như: viêm phổi, suy gan, lao phổi hoặc huyết áp cao.
  • Mẹ mắc các bệnh nội tiết như: Basedow, tiểu đường, thiểu năng..
  • Mẹ bị nhiễm độc thai nghén
  • Mẹ bị nhiễm các bệnh về ký sinh trùng như: sốt rét, nhiễm vi khuẩn, virus
  • Tử cung bị dị dạng.
  • Mẹ bị thiếu cân hoặc thừa cân. Những thai phụ nặng dưới 40 kg và trên 85 kg thường dễ đối mặt với nguy cơ khó sinh. Vì vậy điều chỉnh chế độ cân nặng của mình để thai nhi được mạnh khỏe nhé!
  • Mẹ sử dụng các loại thuốc có dược tính không an toàn khi mới mang thai. Trường hợp này thường hay xảy ra đối với những ai mang thai nhưng chưa biết.

Nguyên nhân từ phía thai nhi

  • Do rối loạn nhiễm sắc thể: Tình trạng này diễn ra có thể là từ di truyền từ bố mẹ hoặc đột biến tạo nõn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi. Tỉ lệ rối loạn nhiễm sắc thể tăng rõ rệt theo tuổi của mẹ, đặc biệt là với các bà mẹ trên độ tuổi 40.
  • Do thai bị dị dạng, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con hoặc bánh rau bị lõa hóa và không đảm bảo nuôi dưỡng thai.
  • Do các vấn đề liên quan đến dây rốn như dây rốn cuốn cổ, cuốn tay, cuốn chân khiến thai nhi không thể phát triển được, thậm chí là bị ngộp.
  • Do cổ tử cung quá mỏng, bào thai trong bụng không thể làm tổ và phát triển được dẫn đến nguy hiểm nghiêm trọng cho cả sản phụ lẫn thai nhi.
Xem Thêm  Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Cách nhận biết dấu hiệu thai lưu sớm và chính xác nhất

Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu bạn cần biết-2

1. Chảy máu âm đạo bất thường

Nếu bạn đặt 1 miếng băng ở âm đạo và thấy máu chảy ra nhiều trong vòng 3h là dấu hiệu thai lưu sớm. Những đốm máu nâu hoặc vệt đỏ khi mang thai cho thấy hormone trong cơ thể sản phụ bị sụt giảm nghiêm trọng.

2. Cơ thể cảm thấy đau nhức

Tình trạng đau nhức diễn ra liên tục kèm theo máu chảy ở âm đạo có thể đó là một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu.

3. Sản phụ đau bụng dữ dội

Bạn cảm thấy cảm giác đau đớn dữ dội, cứng bụng và chật chội, khó khăn khi di chuyển. Đây được xem là dấu hiệu thai lưu được biểu hiện rõ ràng nhất và nguy cấp nhất. Trong trường hợp này, bạn hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để họ đưa ra những lời khuyên cũng như phương pháp chữa trị kịp thời cho bạn. Ở đây rất có thể bạn sẽ bị đình chỉ thai kỳ.

4. Triệu chứng ốm nghén biến mất

3 tháng đầu chính là thời gian ốm nghén diễn ra nhiều và nặng nhất. Những tháng về sau, tình trạng này sẽ giảm đi. Nếu bạn vẫn đang ở trong 3 tháng đầu thai kỳ mà đột ngột tình trạng ốm nghén này mất đi, khi đó bạn cũng cần đi thăm khám ngay lập tức.

5. Xuất hiện các cục máu đông

Nếu thấy xuất hiện các cục máu đông xuất hiện ở âm đạo kèm theo kích thước cỡ bằng đồng xu, khi đó bạn cũng cần đến các cơ sở y tế để thăm khám.

6. Thai không chuyển động hoặc chuyển động yếu ớt

Đây là dấu hiệu thai lưu đòi hỏi người mẹ phải tinh tế, cẩn thận thì mới có thể cảm nhận được sự chuyển động của bào thai trong bụng mình. Nếu nằm nghiêng trong một khoảng thời gian đáng kể mà vẫn không cảm nhận được chuyển động mạnh – nhẹ nào của bé thì bạn hãy lập tức tìm đến bác sĩ ngay nhé!

7. Tim thai yếu không còn nghe được

Theo dõi và kiểm tra tim thai là việc làm quan trọng hàng đầu để bác sĩ và người mẹ nắm bắt quá trình phát triển của em bé. Tuy nhiên trong trường hợp tim thai yếu ớt, khó nghe được hoặc thậm chí là không còn nghe được thì bạn hãy tiến hành kiểm tra tim thai một lần nữa. Bởi đây cũng là một trong những dấu hiệu thai lưu phổ biến nhất.

Xem Thêm  Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi

8. Vỡ ối sớm

Khi còn cách ngày dự sinh khá xa mà người mẹ bị vỡ nước ối bất thường thì đây cũng được xem là dấu hiệu thai lưu. Các bạn hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để xử lý trường hợp này ngay lập tức, nhằm tránh vi khuẩn xâm nhập và lan rộng vào buồng ối cũng như dạ con.

9. Bụng không phát triển to thêm

Theo quy luật tự nhiên thì khi mang thai, bụng bạn sẽ to lên theo từng ngày. Bạn có thể theo dõi chu vi vòng bụng của mình bằng thước dây. Trong trường hợp chu vi vòng bụng đứng yên, không tăng thêm, thậm chí còn nhỏ xuống, điều này chứng tỏ tỷ lệ bạn gặp phải hiện tượng thai lưu khá cao.

10. Bầu ngực của sản phụ mềm xuống

Khi bầu ngực của sản phụ mềm xuống, không còn căng tức và không còn tiết ra sữa non nữa cũng là một dấu hiệu thai lưu đáng lo ngại. Nếu trong trường hợp này mà bạn còn cảm thấy đau tức, căng nặng vùng bụng thì khả năng bị thai lưu càng chiếm tỷ lệ cao.

Cách chăm sóc và điều trị khi bị thai lưu

Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu bạn cần biết-3

Thường trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu thai nhi bị chết lưu hoặc sảy thai thì dẽ tự đào thải nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Trong trường hợp nếu trong tử cung vẫn còn các phần còn lại của bào thai, tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ áp dụng các cách khác nhau để điều trị cho bạn.

Biện pháp phòng ngừa thai lưu

Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu bạn cần biết-4

1. Ăn uống khoa học

Các bạn phải đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học đầy đủ các dưỡng chất như: canxi, axit folic, protein, sắt, các vitamin nhóm B, kẽm, iod,… để đảm bảo thai nhi và bản thân được khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Đồng thời tránh những thực phẩm gây co bóp tử cung, đào thải bào thai như nước dừa, mướp đắng, đu đủ xanh,…

2. Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là cách để bạn theo dõi tình hình phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn. Đồng thời sớm phát hiện những dấu hiệu thai lưu hay khả năng sảy thai cao để có các biện pháp xử lý kịp thời. Nhất là 3 tháng đầu thai kỳ, bạn không nên bỏ qua các bước khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn cũng như định hướng cách chăm sóc thai nhi và gia tăng cơ hội chữa trị các vấn đề không mong muốn có thể phát sinh.

3. Thông báo ngay cho bác sĩ những dấu hiệu bất thường

Các bạn tuyệt đối không được áp dụng các phương pháp chữa trị dân gian khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu thai lưu mà hãy tìm đến các phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra và vận dụng các phương pháp điều trị tương ứng, khoa học nhé!

Xem Thêm  Phòng bệnh suy giáp ở người già

4. Tiêm phòng theo chỉ định

Một số loại vắc xin phổ biến mà các mẹ bầu không thể bỏ qua như: tiêm phòng cúm, mũi tổng hợp phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván hay các chủng ngừa khi có chỉ định gồm: viêm gan A, B, phế cầu, sốt vàng. Các mẹ hãy nghiêm túc tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế đến mức thấp nhất các dấu hiệu thai lưu có thể xảy ra nhé!

5. Không sử dụng chất kích thích, có cồn

Những chất kích thích, có cồn là nhóm thực phẩm không hề mang đến lợi ích gì cho quá trình mang thai của các mẹ. Nhất là trong 3 tháng đầu mang thai, các mẹ hãy tuyệt đối tránh xa nhóm thực phẩm độc hại này vì bào thai lúc này rất yếu ớt. Hơn nữa bản thân của bạn cũng trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng hơn trong giai đoạn này.

6. Tránh vận động quá sức hoặc va chạm vùng bụng quá mạnh

Chắc hẳn khi đi khám thai, bác sĩ nào cũng đều khuyên bạn hạn chế vận động quá sức và tránh va chạm mạnh bởi vì thai nhi còn nằm trong bụng mẹ vô cùng yếu đuối. Nếu có bất kì tác động bất ngờ, mạnh mẽ nào từ bên ngoài có thể dẫn đến bào thai bị tổn thương nghiêm trọng. Đây chính là một trong những lý do hàng đầu gây ra các dấu hiệu thai lưu nguy hiểm.

Thai chết lưu thì bao lâu mới nên có thai lại?

Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu bạn cần biết-5

Sau khi xảy ra tình trạng thai lưu, thể chất và tinh thần của người mẹ đều bị giảm một cách rõ rệt. Do đó, hãy để đến khi người bạn cảm thấy thật sự thoải mái và có ham muốn tình dục mới nên có thai trở lại. Nhưng thời gian mang thai trở lại sẽ cách ít nhất là 3 tháng.

Trong thời gian chờ có thai lại, cả 2 vợ chồng nên làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và loại bỏ những thói quen xấu để tạo điều kiện tốt nhất cho lần mang thai tới an toàn.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ hôm nay về những dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích, để chăm sóc sức khỏe của mình và bé trong giai đoạn thai kỳ một cách tốt nhất. Chúc các mẹ có một thai kỳ thành công, hạnh phúc, khỏe mạnh và cũng đừng quên theo dõi các bài viết thú vị tiếp theo từ Wiki Cách Làm nhé!

Bài Liên Quan: