Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tốt không? Cách điều trị ra sao?

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng là một trong những tình trạng thường gặp trong quá trình mang thai, do sự hiếu động của thai nhi trong bụng của mẹ bầu dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi. Hậu quả của việc dây rốn quấn cổ sẽ làm cản trở sự lưu thông máu và hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành và phát triển của thai nhi theo cách toàn diện. Thường tình trạng dây rốn quấn cổ sẽ tự thả ra mà không cần can thiệp từ môi trường bên ngoài, tuy nhiên cũng có một số trường hợp làm thai nhi bị suy dinh dưỡng hoặc tim ngừng hoạt động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi, hãy cùng Wiki Cách Làm tham khảo một số thông tin bổ ích sau đây. Hi vọng thông qua những kiến thức hay này sẽ mang lại cho mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi được phát triển bình thường.

Tìm hiểu về tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi

1. Dây rốn quấn cổ ở thai nhi là gì?

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tốt không? Cách điều trị ra sao?-1

Dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ là một trong những tình trạng thường gặp trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Tùy theo tình trạng mà dây rốn quấn cổ 1 vòng hay nhiều vòng.

Thường dây rốn của thai nhi có kích thích từ 55cm, một số trường hợp khác dây rốn có thể dài hoặc ngắn so với tiêu chuẩn. Dây rốn có chức năng khá quan trọng cho sự hình thành và phát triển của thai nhi, nó giúp cung cấp lượng oxy cần thiết cho bé đồng thời hấp thụ các dưỡng chất cần thiết và kháng sinh từ người mẹ vào cơ thể bé.

Xem Thêm  Triệu chứng và cách điều trị bệnh ho gà ở trẻ em

Đồng thời dây rốn có chức năng vận chuyển lượng máu cần thiết từ cơ thể người mẹ sang bào thai và nhận đào thải các chất không cần thiết ra nhau thai nhằm đảm bảo cho bé được phát triển toàn diện và thông minh.

Thường tỷ lệ dây rốn quấn cổ ở thai nhi xảy ra phổ biến vào những tháng cuối của thai kỳ, chiếm 12% ở giai đoạn 25-30 tuần và 37% ở giai đoạn cuối của thai kỳ.

Tham khảo thêm >>> Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tốt không? Cách điều trị ra sao?-2

Theo các chuyên gia thì tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng hay nhiều vòng ở thai nhi là do sự hiếu động cũng như sự di chuyển quá mức của thai nhi trong bụng mẹ bầu.

Cấu tạo của dây rốn ở thai nhi: Dây rốn được cấu tạo với mặt ngoài là một lớp sáp mềm, dẻo và trơn trong y khoa gọi là thạch Wharton. Tác dụng của lớp sáp này giúp không cho dây rốn bị thắt nút, quấn xung quanh cơ thể của thai nhi như ở tay, chân,..

Dây rốn quấn cổ 1 vòng hay nhiều vòng xảy ra khi:

– Mẹ bầu man thai đôi hoặc ba bởi số lượng thai nhi sẽ làm không gian trong túi thai trở nên chặt hẹp và khó cử động làm vướng víu dễ xảy ra tình trạng dây rốn quấn cổ.

– Nước ối trong túi thai quá nhiều

– Trường hợp đặc biệt, dây rôn thai nhi quá dài

– Cấu trúc dây rốn của thai nhi tương đối kém, lớp sáp không đủ dẻo và trơn giúp bé cử độn dễ dàng.

Xem Thêm  Quá trình sâu răng ở bé?

Tham khảo thêm >>> Làm cách nào để phòng tránh sinh non cho mẹ bầu

3. Dấu hiệu nhận biết dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi

Tính đến thời điểm hiện tại thì chưa có một khoa học nào chứng minh dây rốn quấn cổ là do tác nhân ảnh hưởng từ bên ngoài, do đó việc làm giơ tay cao hoặc đeo nhiều trang sức vòng cổ, bước qua dây võng,…là sai sự thật đối với tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng hay nhiều vòng.

Chuẩn đoán bằng việc siêu âm là cách để nhận biết tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng hay nhiều vòng chính xác và cụ thể nhất. Nếu tình trạng dây rốn quấn cổ xuất hiện sớm ở thời kỳ mang thai thì mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi nó có thể tự tháo ra và hoạt động bình thường. Trường hợp không may, bác sĩ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tốt không? Cách điều trị ra sao?-3

Tham khảo thêm >>> 3 giai đoạn chuyển dạ là gì?

4. Tác hại của việc dây rốn quấn cổ 1 vòng

Nếu tình trạng dây rốn quấn cổ ở tháng cuối của thai kỳ mà không tự tháo gỡ thì cần sự can thiệp của bác sĩ để tránh những tình trạng không may xảy ra. Một số biến chứng nếu không xử lý kịp thời:

– Thay đổi bất thường về nhịp tim của thai nhi: Bởi những cơn co thắt tử cung của mẹ bầu khi chuyển dạ sẽ làm dây rốn xiết chặt ở vòng cổ dẫn đến bé bị nghẹt thở, nhịp tim của thai nhi giảm xuống.

– Nguy cơ khiến thai nhi chết lưu trong bụng mẹ khá cao: Một trong những biến chứng nguy hiểm do dây rốn quấn cổ 1 vòng hay nhiều vòng mà không có biện pháp xử lý kịp thời.

– Giảm sự phát triển về não bộ của thai nhi: Nếu tình trạng dây rốn quấn cổ xảy ra sớm của thai kỳ thì quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng tương đối thấp dẫn đến sự lượng máu từ mẹ sang bé bị giảm,…khiến sự hình thành và phát triển của thai nhi kém, chậm chuyển động.

Xem Thêm  Giúp bạn gái xinh hơn sau vài cách làm đẹp

– Khả năng sing mổ cao hơn lấy thai nhi rất cao: nếu dây rốn quấn cổ vào tháng cuối của thai kỳ mà không tự tháo gỡ dễ làm bé giảm nhịp tim, vì thế khả năng mẹ bầu sinh mổ lấy thai nhi rất cao nhằm tránh xảy ra tình trạng không may như thai chết lưu.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không?

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tốt không? Cách điều trị ra sao?-4

Tùy theo trường hợp mà chúng ta có thể nói dây rốn quấn cổ 1 vòng hay nhiều vòng gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Có một số trường hợp dây rốn quấn cổ có thể tự tháo gỡ do sự chuyển động của thai nhi, một số trường hợp làm thai nhi chết lưu trong bụng mẹ. Cách tốt nhất nhằm đảm bảo cho sức khỏe mẹ và bé, mẹ bầu nên thăm khám sức khỏe thai kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, nhằm tìm biện pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho những tình huống không may.

Tham khảo thêm >>> Tìm hiểu xổ nhau sau khi sinh?

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có thật sự nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi – một trong những thắc mắc được nhiều bà bầu quan tâm và theo dõi hiện nay. Hi vọng thông qua những kiến thức hay này sẽ giúp mẹ bầu biết cách chăm sóc sức khỏe trong quá trình mang thai cũng như theo dõi và thăm khám thai kỳ thường xuyên nhằm đảm bảo sự hình thành và phát triển của thai nhi được bình thường. Tránh những tình huống không hay đến sức khỏe của thai nhi. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và bé yêu sinh ra thông minh, kháu khỉnh.

Bài Liên Quan: