Dinh dưỡng cho trẻ viêm phổi

Trẻ iêm phổi là bệnh bắt đầu bằng các triệu chứng tương tự như cảm lạnh như sốt, ho, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau ngực, nhức đầu, khó thở, thở khò khè. Trẻ bị viêm phổi có thể sút cân do kém ăn và tăng tiêu hao năng tiêu hao năng lượng do thiếu oxy và giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Bệnh nếu không có phương pháp chữa trị đúng cách sẽ ngày càng xấu đi. Vì vậy trẻ viêm phổi cần được cung cấp cho trẻ những thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng và protein để nâng cao thể trạng và ngăn ngừa các biến chứng.

Dinh dưỡng cho trẻ viêm phổi-1

Dinh dưỡng cho trẻ viêm phổi

1/ Những đồ uống lành mạnh:

Nước vô cùng quan trọng với trẻ mắc viêm phổi, hãy chắc chắn rằng bé đã uống đủ nước

  • Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi nên tiếp tục bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bé hơn 1 tuổi, hãy bổ sung cho bé sữa và các loại nước hoa quả.
  • Tránh những thức uống có gas, nước ngọt chứa cafein. Bổ sung nước lọc, nước ép trái cây, nước ngọt không chứa cafein.
  • Chú ý cho é uống các loại nước, nước chanh, nước ép táo và súp gà để giúp đường thở của bé thông thoáng, đồng thời làm sạch chất nhày.
  • Chia nhỏ phần ăn cho trẻ thành nhiều bữa thay vì ép trẻ ăn 1 lần, vì trong lúc bệnh trẻ thường mệt mỏi ngay cả khi ăn uống.
Xem Thêm  Cách chữa đau răng nhanh chóng

2/ Thực phẩm giàu năng lượng và protein:

Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu dinh dưỡng Hoa Kỳ, 1 chế độ ăn giàu dinh dưỡng và protein sẽ giúp bé có đủ năng lượng cho cơ thể, thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngăn chặn sự sụt cân ở trẻ.

Nên cho trẻ ăn ít nhất 6 bữa/ngày và thêm các đồ ăn nhẹ để đáp ứng lượng đủ calo cần thiết.

  • Các đồ ăn giàu năng lượng như sữa nguyên chất, nước trái cây 100%.
  • Thêm bột protein vào đồ uống của trẻ.
  • Các chất béo, các loại thực phẩm giàu protein như thịt lợn và gia cầm, cá, trứng, đậu, phomat giàu chất béo.
  • Ngoài ra, bạn có thể tăng lượng calo bằng cách thêm dầu, mayonnaise, bơ thực vật, đậu  phộng vào chế biến thực phẩm cho trẻ.

3/ Trái cây, rau và các nguồn dinh dưỡng khác:

  • Bổ sung các vitamin thiết yếu, khoáng chất có trong trái cây, rau quả và ngũ cốc như bông cải xanh, cà chua, cam, táo, dưa, cà rốt.
  • Cung cấp các chất kẽm, selen…như các loạt hạt, bánh mì, mì ống và gạo giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do.
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, phomat và trứng cung cấp cho cơ thể các men vi sinh và vitamin E. Probiotics giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong cơ thể, vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
  • Cung cấp thêm bơ, phô mai, dầu thực vật, các loại rau, củ chứa nhiều tinh bột và chọn các loại trái cây tươi cho bé để tăng lượng calo cho bé.

4/ Các “phương thuốc” thảo dược:

Theo Trung tâm Y tế trường Đại học Maryland, mẹ có thể thêm một số loại thảo dược an toàn thay thế thuốc cho bé:

  • Mật ong được biết đến như 1 phươn thuốc hữu hiện để giảm ho, giảm đau họng. Cho mật ong vào trà thảo dược hoặc nước uống thực sự rất hữu ích, dù vậy, mật ong được coi là không an toàn với trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Quercetin là một chất chống oxy hóa, chất này có trong các loại trái cây, rau quả có màu rực rỡ. Các nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra Quercetin có khả năng ức chế sự sản xuất và giải phóng histamin (chất gây ra các phản ứng dị ứng trong cơ thể).
  • Một số thảo dược khác được gợi ý đó là bạc hà, bạch đàn và cây húng tây (cỏ Xạ Hương). Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược cho bé bị viêm phổi.
Xem Thêm  Bài tập Kegel là gì? Lợi ích của bài tập Kegel cho cả nam và nữ

Dinh dưỡng cho trẻ viêm phổi-2

Trẻ bị viêm phổi cần kiêng những thức ăn gì?

Ngoài những thực phẩm dinh dưỡng trong vai trò hỗ trợ điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bé, để trẻ bị viêm phổi nhanh khỏi và tránh các biến chứng, mẹ cần chú ý đến những cấm kỵ trong ăn uống dưới đây:

1/ Thực phẩm lạnh không tốt cho trẻ khi bị viêm phổi

Theo Đông y, cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, vì thế trẻ bị viêm phổi cần tuyệt đối tránh các đồ ăn lạnh, thức uống đông lạnh. Các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.

2/ Thực phẩm ngọt, vị đậm

Viêm phổi phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng viêm nặng hơn. Ngoài ra, nhiều người cho rằng ăn quýt có thể chữa ho, long đờm, tuy nhiên, vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

3/ Thực phẩm chiên, rán

Những thực phẩm chiên rán chứa dầu, chất béo như hạt dưa, đậu phộng, sô cô la… tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, sinh nhiều đờm làm tình trạng ho của trẻ ngày càng trầm trọng. Cần kiêng thêm các thực phẩm cá, cua, tôm…. việc này có liên quan đến tính kích thích của vị tanh với hệ hô hấp và do trẻ bị dị ứng với chất protein trong tôm cá.

Xem Thêm  Nguyên nhân gây ban đỏ trên da ở trẻ nhỏ

4/ Thực phẩm bồi bổ

Không ít bậc cha mẹ cho các bé cơ thể bị suy nhược dùng thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ. Tuy nhiên khi trẻ bị viêm phổi, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh viêm phổi khó chữa trị hơn.

Phương pháp cho trẻ ăn:

Viêm phổi khiến trẻ bị ho nhiều có thể ói ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt. Cha mẹ nên cho bé uống vài muỗng nước trước khi ăn,  sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớp không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt ói.

Nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa cho trẻ, cho trẻ dùng thức ăn loãng để giúp làm loãng đờm nhớt ở trẻ, không bị kích thích ho nhiều. Nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần.

Ví dụ: Bình thường, trẻ có thể ăn 6 lần/ngày (kể cả bữa bột và bữa sữa), nhưng có thể tăng từ 8-10 lần/ngày lúc trẻ ho, mỗi lần ăn một ít, đo đó có thể cách khoảng 2 giờ cho trẻ ăn 1 lần.

Bài Liên Quan: