Khẩu nghiệp là gì? Hướng dẫn cách tu khẩu nghiệp

Theo lời Phật dạy, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nhất của con người mà chúng thường xuất phát từ lời nói vô tình hoặc cố ý gây đau khổ cho người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ thấy không ít những người khẩu nghiệp trong đời sống thực tế và thậm chí trên mạng xã hội. Khẩu nghiệp xuất hiện mọi lúc mọi nói, xung quanh chúng ta mỗi ngày. Vậy khẩu nghiệp là gì? Làm sao để tu khẩu nghiệp?

Khẩu nghiệp là gì?

Khẩu nghiệp là gì? Hướng dẫn cách tu khẩu nghiệp-1

Khẩu nghiệp được hiểu như là một loại nghiệp chướng mà bắt nguồn từ lời nói của con người. Đó là những lời nói được cho là ác khẩu, những lời mỉa mai, soi mói, chửi rủa dẫn đến sự đổ vỡ, gây ra sự đau khổ cho người khác,… Khẩu nghiệp được hiểu theo nghĩa tiêu cực là hành động cố tình dùng lời nói để gây tổn tương hoặc làm hại người khác.

Theo Phật dạy thì trong 10 nghiệp lớn của con người, có 4 nghiệp từ miệng gây ra: Nói dối, nói lời thô thiển, nói hai lời, nói lời khiêu khích.

Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày cái miệng còn tạo thêm nhiều nghiệp khác nữa như ăn uống cầu kỳ; hay phê bình, chê bai người khác; rêu rao bắt lỗi người khác.

Những kiểu khẩu nghiệp và hậu quả của nó

Theo như Phật dạy thì khẩu nghiệp từ miệng được chia thành 4 loại như chúng tôi đã nói ở trên và mỗi loại sẽ có mức độ nhân quả khác nhau:

Khẩu nghiệp là gì? Hướng dẫn cách tu khẩu nghiệp-2

Vọng ngữ (Nói dối): Trong Phật giáo, người ta rất xem trọng sự thật thế nên việc nói dối chính là một trong những nghiệp nặng. Theo Phật dạy là nghiệp nói dối quan trọng nhất chính là bản thân mình đang nói dối mà còn không biết. Đôi khi những lời nói dối không phải là cố ý hại ai đó, chỉ là nói cho vui nhưng đó được xem là một hình thức rước họa vào thân. Chính hành động này khiến cho bạn bị người khác dè chừng, xa lánh và mất lòng tin ảnh hưởng xấu đến danh dự của bạn.

Xem Thêm  Ngày cá tháng 4 là ngày gì?

Thiến ngữ (Nói lời thô thiển): Nói lời thô thiển theo quan điểm của các sư thầy thì nghiệp này được xem là ác nhân. Những người hay dùng lời nói thô thiển để đả kích, chửi mắng làm tổn hại danh dự người khác là họa từ miệng gây ra, họa này vừa gây hại cho người khác và đồng thời cũng là quả báo cho chính mình. Thế nên mỗi chúng ta phải biết tôn trọng người khác cũng chính là đang tôn trọng mình. Nói ra những lời lẽ thô thiển là đang hạ thấp mình, gây tổn phước của chính mình.

Ba  phải (Nói hai lời): Người có tính ba phải được xem là những người vô cùng nguy hiểm mà chúng ta nên tránh xa, đây được xem là một nghiệp ác vô cùng nghiêm trọng. Hành động nói hai lời lúc này lúc khác gây xích mích, hiểu lầm trong các mối quan hệ. Nếu ai có tính này thì nên bỏ ngay để tránh tạo nghiệp càng thêm nặng.

Xảo ngữ (Nói lời khiêu khích): Xảo ngữ có nghĩa là nói những lời khích bác, châm chọc người khác, khơi gợi tính tình đố kỵ của người khác. Những lời nói khích bác được xem là nghiệp nặng được tạo ra từ miệng. Những người thường xuyên nói ra lời lẽ này rất dễ bị trả thù hoặc bị xa lánh, mất hết các mối quan hệ.

Xem thêm: Karma là gì? 12 luật nhân quả Karma bạn nên biết

Xem Thêm  Bài phát biểu cảm tưởng của tân sinh viên

Làm sao để tránh khẩu nghiệp?

Khẩu nghiệp là gì? Hướng dẫn cách tu khẩu nghiệp-3

Khẩu nghiệp là một hành động tiêu cực khiến chính bản thân chúng ta mang nghiệp nặng vào cho mình. Nếu bạn là một người sống tốt, luôn nói những lời hay ý đẹp thì cuộc sống sẽ luôn vui vẻ, được mọi người yêu quý. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên khẩu nghiệp, chửi mắng, nói dối, nói lời cay nghiệt, khiêu khích người khác thì sớm muộn cũng sẽ gặp họa và khiến cho mọi người xa lánh.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đẹp, không phải lúc nào bạn cũng gặp được người tốt và trải qua những điều tốt. Vậy khi khó khăn thì phải làm sao để không khẩu nghiệp? Chúng ta hãy cùng tham khảo những cách tu khẩu nghiệp bên dưới đây để có cách sống tốt hơn:

– Không nên đánh giá người khác chỉ qua cái nhìn bên ngoài. Khi không tiếp túc với người ta thì bạn không thể biết được họ là người như thế nào mà bạn đã vội kết luận họ thì đó chính là khẩu nghiệp.

– Không nên đánh giá tính cách, phẩm hạnh của người khác vì chưa chắc phẩm chất của bạn đã tốt hơn họ.

– Không nên đánh giá hoàn cảnh gia đình người khác. Bạn nên biết cuộc sống của người khác không hề liên quan đến bạn và không ai được lựa chọn gia đình hay hoàn cảnh sống, mỗi người đều có một số phận được sắp đặt.

– Không nên đánh giá về học thức của một người khác. Mỗi người đều có bộ não và nhận thức khác nhau. Thế giới này có không ít người học ít những tạo ra những điều kỳ diệu cho nhân loại mà ngay cả những giáo sư, tiến sĩ cũng không thể làm được.

Xem Thêm  Bài văn khấn đền Ông Hoàng Mười cầu bình an

– Không nên đánh giá bất cứ một ai, bởi vị bạn không thể hiểu hết được con người họ. Có thể ở điểm này họ chưa hoàn thiện nhưng ở điểm khác thì họ vượt trội hơn bạn rất nhiều.

– Đừng bao giờ tiêu tiền một cách bừa bãi, hãy tiêu và nghĩ cho ngày mai của mình.

– Không nên kiêu ngạo, tự đắc về bản thân mình vì hôm nay có thể bạn hơn người khác nhưng ngày mai chưa chắc người ta có thể hơn bạn. Biết đâu được ngày mai bạn lại phải đi nhờ cậy người mà bạn đã khinh thường.

– Hãy sống khiêm tốn, không nên phô trương, khoe khoang.

– Đừng bao giờ nói những lời làm tổn thương người khác. Luật nhân quả là có thật, hôm nay bạn làm tổn thương người khác thì ngày mai sẽ có người làm tổn thương lại bạn.

>> Xem thêm: Sân si là gì? Ý nghĩa Tham Sân Si trong cuộc sống

Khẩu nghiệp là gì? Đã bảo là nghiệp thì sẽ không bao giờ mang ý nghĩa tích cực. Trong cuộc sống, dù thế nào đi nữa bạn cũng hãy làm chủ được suy nghĩ và lời nói của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu bạn muốn có cuộc sống tốt đẹp, được mọi người yêu quý thì hãy tập cho mình từ bỏ tính khẩu nghiệp và sống một cách tử tế đối với những người xung quanh.

Bài Liên Quan: