Khi bị thủy đậu mẹ nên cho bé ăn gì?

Khi bệnh thủy đậu vào mùa thì trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất do khả năng miễn dịch rất yếu. Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp cho trẻ mau chóng hòi phục sức khỏe, tránh những biến chứng. Vì thế người mẹ nên đặc biệt quạn tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ cho phù hợp bên cạnh việc điều trị bằng thuốc đúng cách cho trẻ. Vây trẻ bị thủy đậu nên ăn gì? Hãy cùng tindep.com tìm hiểu nhé!
Khi bị thủy đậu mẹ nên cho bé ăn gì?-1

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là một loại bệnh rất lây nhiễm do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói chuyện, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho… thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi khi người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Đối tượng dễ nhiếm bệnh nhất đa phần là trẻ em do sức đề kháng của trẻ còn yếu không chống được sự xâm nhập của các siêu vi khuẩn, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh – được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh – là khoảng 2 -3 tuần.
Khi bị thủy đậu mẹ nên cho bé ăn gì?-2

Xem Thêm  Khắc phục thiếu máu sau sinh

2. Những biểu hiện thường thấy

Khi trẻ bị nhiễm bệnh thủy đậu, những biểu hiện thường thấy nhất vào giai đoạn đầu là trẻ sẽ có những biểu hiện như: sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp có thể không có triệu chứng báo động…

Giai đoạn tiếp theo trẻ xuất hiện những nốt hồng ban có đường kính vài milimet, sau 1-2 ngày mới xuất hiện các nốt đậu, thông thường những vết đỏ này thường xuất hiện đầu tiên ở mặt, ngực và lưng sau đó lan dần khắp cơ thể. Mụn bóng nước lúc đầu chứa chất dịch màu trong sau một ngày sẽ chuyển sang màu đục như mụn mủ. Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy. Các mụn nước này mọc làm nhiều đợt khác nhau nên trên cùng một vùng da có thể thấy nhiều dạng khác  nhau: đỏ rát, mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy…

Vào giai đoạn cuối cùng là giai đoạn phục hồi của trẻ. Nếu trẻ không bị biến chứng thì bệnh có thể khỏi trong 1-2 tuần. Các nốt mụn đóng vẩy và bay đi rất nhanh, nếu không biến chứng sẽ không để lại sẹo. Sức khỏe dần phục hồi lại: giảm sốt, ăn uống trở lại như thường, hết đau họng, hạch sau tai,…
Khi bị thủy đậu mẹ nên cho bé ăn gì?-3

3. Những thực phẩm nên ăn khi bị thủy đậu

Trẻ bị bệnh thủy đậu, các mẹ cần bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể trẻ, có thể là nước lọc, nhưng tốt nhất là các loại nước ép từ trái cây tươi. Rau tươi và trái cây tươi giàu vitamin có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen, phòng ngừa sẹo lõm, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời bổ sung thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi để kích thích hệ miễn dịch. Một số loại thực phẩm tốt cho trẻ bị thủy đậu như:  nước ép cam, nước ép cà rốt, dưa hấu, kiwi, chuối, đào,bắp cải, giá sống, cà chua, rau bina,…

Xem Thêm  Khám sức khỏe xin việc làm 2020 ở đâu, bao nhiêu tiền?

Đối với những trẻ bị mụn nước ở miệng thì chỉ nên ăn những thức ăn mềm, nhạt, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp, khoai tây nghiền, canh,…sẽ giúp bé bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Khi bị thủy đậu mẹ nên cho bé ăn gì?-4

4. Trẻ bị thủy đậu nên ăn gì?

1. Nước tam đậu, cam thảo:

Nguyên liệu:

  • Đậu xanh 100g
  • Đậu đen 100g
  • Đậu đỏ 100g
  • Cam thảo bắc 2g

Cách chế biến:

Cho 3 loại đậu ngâm nước trước sau đó vớt ra nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, chia 2 – 3 lần cho trẻ uống trong ngày.

2. Canh thanh nhiệt:

Nguyên liệu:

  • Đậu xanh 25g
  • Củ năng 25g
  • Rễ tranh 25g
  • Đọt tre non 25g
  • Cà rốt 25g

Cách chế biến:

Các nguyên liệu trên đem rửa sạch sau đó nấu với 1 lít nước, sắc còn 650ml, chia 2 lần cho trẻ uống trong ngày (nếu trẻ bị suyễn, ho, thì không dùng củ năng và cà rốt). Món canh này có tác dụng tư nhuận, hạ hỏa, rất có ích cho người bị thủy đậu, sốt cao, người nóng bứt rứt.

3. Cháo đậu đỏ:

Là một loại thức ăn rất lành, tiêu hóa tốt và giúp hạn chế sẹo lồi xuất hiện sau khi bị thủy đậu, vì thế những người bị thủy đậu nên ăn cháo đậu đỏ, đặc biệt là trong thời gian bị bệnh, vừa dễ ăn, vừa tốt cho tiêu hóa, giảm sốt mà còn ngăn cản việc sẹo lồi xuất hiện sau khi bị thủy đậu.

Xem Thêm  Cách trị vẩy nến hiệu quả trong mùa đông

Nguyên liệu:

  • Ý dĩ nhân 20g ( có thể thay thế bằng thịt bằm)
  • Đậu đỏ 30g
  • Thổ phục linh 30g
  • Gạo tẻ 100g

Cách chế biến:

Tất cả nguyên liệu trên đem

rửa sạch, nấu với lương nước thích hợp thành cháo. Chia ăn 3 lần trong ngày, với ít đường cát trắng hoặc đường phèn.

4. Nước rau sam:

Vị chua chua, thanh mát mà rau sam mang đến lại là nguồn giảm nhiệt và thanh lọc cơ thể rất tốt. Khi bị thủy đậu, bạn có thể ép rau xam lấy nước uống hàng ngày. Việc uống nước rau sam vừa giúp thủy đậu nhanh lành, kháng viêm, ngừa mụn nhọt và hạn chế những nguy cơ tạo sẹo lõm sau khi bị thủy đậu.

Khi bị thủy đậu, có thể dùng rau sam tươi 100 – 120g, rửa thật sạch, ép lấy nước, uống trong ngày.

Bài Liên Quan: