Nghị luận về văn học và tình thương ngắn gọn nhất

Hướng dẫn các bạn học sinh viết tập làm văn có chủ đề: Nghị luận văn học và tình thương. Đây là bài kiểm tra cuối trong chương trình ngữ văn 8. Hy vọng với các gợi ý về bài văn nghị luận này sẽ giúp học sinh làm bài kiểm tra đạt điểm cao. Các bài văn này chỉ có tính chất tham khảo, xin chú ý khi sử dụng vào kiểm tra.

Nghị luận về văn học và tình thương ngắn gọn nhất-1

Bài viết nghị luận văn học và tình thương

Mở bài

Nhà văn nổi tiếng người Nga – Maksim Gorky đã từng nói “Văn học là nhân học”. Hay nói dễ hiểu hơn, con người chính là đối tượng chính trong văn học. Chính xác hơn, mục tiêu của văn học chính là tán thưởng, khích lệ và nuôi dưỡng tâm tính con người, theo chiều hướng tốt đẹp và nhân văn. Cũng chính vì điều này, một bộ phận lớn các tác phẩm văn học luôn hướng đến đó là tình thương và lòng nhân ái của con người. Đây chính là nét đồng điệu trong văn học và tình thương.

Thân bài

Vậy tình thương là gì? Vốn không có định nghĩa chính xác cho điều này. Đơn giản, tình thương là đức tính của mỗi người. Tình thương nằm ở trong tâm mỗi người. Tính thương là thiện niệm, là lòng trắc ẩn và được hình thành từ những mối quan hệ, những tư tưởng hay các giá trị đạo đức sẵn có trong xã hội. Có mối liên hệ giữa người với người, có sự gắn kết trái tim và có sự tương tác với nhau thì sẽ nảy sinh tình thương. Ngược lại, tình thương cũng là sợi dây gắn kết chặt chẽ cho các mối quan hệ. Chính vì lý do này, từ xưa đến nay, tình thương luôn là một đức tính, đạo lý mà ông cha ta luôn đề cao và truyền từ đời này sang đời khác. Lời răn dạy về tình thương của ông cha ta được đúc kết trong các câu tục ngữ, ca dao từ ngàn xưa:

Xem Thêm  Kinh nghiệm nuôi chó ngao Tây Tạng

“Thương người như thể thương thân”

Hay:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tình thương cũng đã đi vào sự tích và truyện cổ dân tộc. Có lẽ, ngày từ thuở tấm bé, chúng ta đã được ông bà, cha mẹ kể cho nghe về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” giúp ta thêm yêu quê hương, đất nước. Với cái nguồn gốc “đồng bào” – đều là con Mẹ Âu Cơ – Cha Lạc Long Quân, chúng ta từ nhỏ đã được dạy dỗ rằng phải yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quoanh. Hay trong cổ tích Thạch Sạch, ta cũng dễ dàng thấy được tình thương từ nhân vật Thạch Sạch. Dù là đất nước đối địch, chiến tranh chống ngoại xâm, nhưng Thạch Sanh vẫn yêu thương toàn thể binh lính, không phân địch ta. Không chỉ giúp hai nước hòa giải, không động binh đao, chàng Thạch Sanh còn thiết đãi binh lính của quân đối nghịch.

Tiếp nối văn học dân gian, tình thương lại tiếp  tục xuất hiện trong các tác phẩn văn học trung đại. “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã lấy cái gốc là nhân nghĩa, tình thương mà tuyên cáo:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo”

Hay trong tác phẩm nổi tiếng “Đoạn Trường Tân Thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du, từng chi tiết, ta đều có thể thấy được tình thương ẩn sâu trong những hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo.  Kiều bán mình chuộc cha, Kim Trọng một lòng tìm kiếm Kiều hay Từ Hải giúp nàng báo ân báo oán…  Một tác phẩm khác là “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, tình thương lại một lần nữa được khắc họa rõ nét trong nhân vật Vũ Nương. Nàng – một cô gái phẩm hạnh đoan trang, hết lòng vì chồng con, gia đình. Một tay cô lo chu toàn cho mẹ chồng cho đến lúc bà qua đời. Dù bị chồng nghi ngờ, phải nhảy sông tự tử, nhưng đến cuối cùng Vũ Nương vẫn tha thứ cho chồng mình.

Xem Thêm  Câu nói hay về chờ đợi trong cuộc sống, STT chờ đợi là hạnh phúc

Tiếp nối đến văn học hiện đại, tình thương lại càng được chú ý và được thể hiện đa dạng trong nhiều tác phẩm khác nhau. Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” đã cho ta thấy một tình mẫu tử cao quý và cảm động. Câu chuyện đầy xúc động đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của người đọc. Không chỉ khắc họa tình mẫu tử thiêng liêng, câu chuyên còn mang đến cho ta một tình cảm thủy chung sâu sắc giữa vợ chồng. Hay, bạn có thể quen thuộc với tác phẩm nổi tiếng “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố. Hình ảnh chị Dậu trong câu chuyện là biểu tượng của tình thương và người phụ nữ ngày đó. Chị yêu thương chồng, con hết mực dù trong hoàn cảnh cuộc sống có khó khăn đến mấy. Dù là người phụ nữ chân yếu tay mềm, nhưng chị sẵn sàng đánh tên lí trưởng để bảo vệ chồng mình. Hay câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” lại cho chúng ta thấy một khía cạnh khác của tình thương. Đó là tình cảm của anh em Thành và Thủy. Tình yêu thương của hai đứa trẻ thật ngây thơ và trong sáng, nhưng cũng đầy chân thành và xúc động.

Ở một khía cạnh khác của văn học, không chỉ đơn thuần là ca ngợi tình thương. Văn học từ xưa đến nay cũng phê phán nhưng thói d đời ích kỉ, tàn nhẫn, vô lương tâm. Trong cổ tích “Tấm Cám”, chúng ta dễ dàng nhận thấy được sự căm ghét mẹ con Cám trong tác phẩm. Và kết cục là cái chết của hai mẹ con, như ý nguyện của ông cha ta – Cái ác sẽ gặp quả báo. Hay sự phê phán một cách đanh thép nhân vật cô bé Hồng độc ác, nham hiểm trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu”. Hoàng loạt tác phẩm khác cũng đã lên án cái ác, cái vô lương tâm trong xã hội như “Tắt Đen” với tên cai lệ và người  nhà lý trường, hay “Sống chết mặc bay” với tầng lớp cai trị độc ác”.

Xem Thêm  Những bộ phim hoạt hình về Giáng Sinh hay nhất

Đồng thời, văn học cũng khơi gợi lòng trắc ân, và tình thương của người đọc thông qua các tình tiết đáng thương và bất hạnh. Hình ảnh đứa bé tội nghiệp trong tác phẩm “Cô bé bán diêm” hay số phận truân chuyên, tủi nhục của Thúy Kiều trong “Đoạn Trường Tân Thanh đều khiến chúng là phải xúc động và thương cảm. Việc khơi dậy tình thương của người đọc trong từng tác phẩm văn học cũng chính là điều mà mỗi tác giả, mỗi người yêu văn học hướng tới.

Kết bài

Như vậy, văn học và tình thương có một sự đồng điệu không thể tách rời. Văn học kêu gọi tình thương. Tình thương thì làm nên giá trị tuyệt vời cho từng tác phẩm. Đồng thời, cùng giúp con người hướng tới cái chân – thiện – mĩ, giúp ta hoàn thiện nhân cách.


Hi vọng bài văn nghị luận về văn học và tình thương trên đây sẽ giúp ích cho các bạn!

Bài Liên Quan: