Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Chúng ta đang sống ở một thời đại văn minh, tiến bộ với đầy đủ các thiết bị khoa học. Thế nhưng có một thực trạng đáng buồn đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống con người. Đó chính là sự thờ ơ, dửng dưng và không quan tâm, không cảm xúc trước những nỗi đau của đồng loại. Sự thờ ơ, vô cảm đó dần trở thành một căn bệnh thấm đậm trong con người, dẫn đến nhiều điều tiêu cực, không tốt cho sự sống. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh vô cảm của người với người, hãy cùng Wiki Cách Làm tham khảo bài văn nghị luận xã hội về căn bệnh vô cảm sau đâu nhé.

Bài văn nghị luận xã hội về căn bệnh vô cảm

Bài văn nghị luận số 1

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay-1

Cuộc sống hiện đại, con người ngày càng gắn bó, phụ thuộc với thiết bị điện tử, công việc hiện đại khiến con người dường như không còn thời gian giao tiếp với nhau, các mối quan hệ sẽ giảm đi. Lúc này căn bệnh vô cảm xuất hiện rất nhiều và để lại những hậu quả đau lòng.

Bệnh vô cảm là gì ? “Bệnh vô cảm” căn bệnh khiến những người gặp phải không có cảm xúc, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, thờ ơ với mọi việc, khi họ gặp những điều xấu xa, bất hạnh, khó khăn của người khác đều không cảm xúc, không giúp đó cũng không có bất kì hành động nào.

Căn bệnh vô cảm nó xuất phát từ tâm hồn, trái tim con người làm họ thiếu đi cảm xúc,tình cảm ở trong cuộc sống. Những người bị vô cảm thờ ơ trước sự giúp đỡ hay giao tiếp từ người khác. Nguyên nhân có rất nhiều khiến bệnh vô cảm lây lan trong toàn xã hội khiến họ không dám đứng lên bảo vệ cái tốt, nhìn thấy một tên trộm đang thực hiện hành vi móc túi cũng không quan tâm, thờ ơ hoặc để mặc vì đó không phải là của mình và cho qua.

Xem Thêm  Cách nuôi chim bồ câu thả rông hiệu quả nhất

Truyền thống tốt đẹp trong xã hội ta như“ bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” “tương thân tương ái” đã không còn nhiều nữa mà thay vào đó là sự vô cảm trước mọi vấn đề xảy ra trong xã hội đang xảy ra. Hiện nay các vấn đề đang nóng như ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông hay an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng họ lại an nhiên coi như đó là chuyện xa vời và chẳng liên quan. Đất nước hứng chịu nhiều thiên tai, bà con gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ nhưng họ lại cho rằng những điều đó không cần thiết, không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Căn bệnh vô cảm không chỉ thể hiện qua tình cảm con người mà nó còn thể hiện trong công việc tập thể, công việc chung chỉ cần thực hiện là xong không cần quan tâm đến kết quả đó là sự thờ ơ, vô cảm trước công việc. Mỗi người chúng ta hãy bỏ ra chút thời gian để cứu giúp,hỗ trợ người già neo đơn,khó khăn hay những trẻ em nghèo miền núi thì cuộc sống trở nên tốt đẹp, cuộc sống ý nghĩa.

Mỗi người hãy cùng nhau loại bỏ căn bệnh vô cảm, thể hiện được sự quan tâm yêu thương giữa con người, hay từ những việc hàng ngày cho thiên nhiên, cây cỏ, động vật. Cùng nhau chung sức đồng lòng loại bỏ đi sự ích kỉ của bản thân để xã hội tiến bộ và căn bệnh vô cảm không còn là căn bệnh của cuộc sống hiện đại.

Bài văn nghị luận số 2

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay-2

Đại văn hào Nga Marsim Gorky đã nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương tình cảm quý giá của con người giúp mọi người gắn bó, xích lại gần nhau và sưởi ấm những cuộc đời bất hạnh. Tuy vậy trong xã hội hiện đại chúng ta đã xuất hiện bệnh vô cảm với lòng ích kỉ, trái tim lạnh giá, ích kỉ và thờ ơ với mọi thứ diễn ra xung quanh, căn bệnh có dấu hiệu lan rộng và nhiều tác hại.

Xem Thêm  Lời bài hát phía sau một cô gái

“Bệnh vô cảm” là gì ? hiểu như thế nào ? bệnh vô cảm là những con người chỉ có trái tim lạnh giá, không cảm xúc, sống ích kỷ, lạnh lùng thơ ơ với mọi thứ. Bệnh có nhiều biến hiện rõ ràng thờ ơ với buồn vui, sướng khổ, với những số phận. Đi đường gặp những người bị tai nạn hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm không hề giúp đỡ hay ít nhất cũng là gọi người giúp đỡ. Trong xã hội thờ ơ với những vấn đề xã hội, các phong trào. Mọi người đều hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất vậy mà vẫn có những con người thản nhiên mở đèn, bật tivi. Đây là một cách thể hiện sự vô cảm, thờ ơ với các vấn đề xã hội.

Thơ ơ với cái xấu, cái ác trong xã hội. Đơn giản như khi lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi cũng chỉ lờ đi. Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái, học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Đó đều là những hành động thể hiện sự thờ ơ, sống ích kỉ chỉ biết đến bản thân của mình.

Căn bệnh nào cũng đều có nguyên nhân, bệnh vô cảm cũng vậy, một phần kể đến do cách sống vị kỉ, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh. Cũng phải nói đến do nhịp sống nhanh, tốc độ của xã hội thời hiện đại làm cho mọi người cứ bị cuốn vào guồng quay với học tập, lao động, làm việc và quan tâm đến sự nghiệp mà nhiều khi chúng ta quên mọi điều xung quanh đang diễn ra.  Ngoài ra còn phải kể đến các bộ phận thế hệ trẻ được bố mẹ chiều chuộng nên họ không cần phấn đấu, cố gắng mà vẫn có được thành công.

Xem Thêm  Tiểu thuyết là gì? Phân biệt tiểu thuyết với truyện ngắn

Bệnh vô cảm để lại nhiều tác hại ghê gớm với xã hội. Con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng với mọi thứ đánh mất đi lương tâm, phẩm chất đạo đức, lối sống. Do vô cảm các thầy cô giáo sẽ đào tạo ra thế hệ học trò thiếu tri thức, trình độ, kĩ năng. Dẫn đến tương lai đất nước ngày càng đi xuống, đó là một điều đáng buồn.

Mỗi chúng ta hãy học tập lối sống lành mạnh, tương thân tương ái và đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội để mở mang các mối quan hệ, cần phải lên án nghiêm khắc căn bệnh vô cảm, đó là căn bệnh nguy hiểm cần loại bỏ khỏi xã hội.

Bên trên là 2 mẫu bài văn nghị luận về căn bệnh vô cảm, bạn có thể tham khảo và rút ra những bài học quý báu cho bản thân. Hãy mang lại điều tốt đẹp nhất dành cho bạn và mọi người xung quanh. Bạn cho đi một phần nhưng nhận lại sẽ gấp bội phần. Vì thế, quý bạn hãy giúp đỡ mọi người xung quanh trong mọi hoàn cảnh nếu có thể. Hãy tạo cho mình một lối sống tự lành mạnh và trong sáng. Tham gia nhiều chương trình xã hội mang tính nhân văn: từ thiện, bảo vệ môi trường, đền ơn đáp nghĩa… Hãy chung tay đẩy lùi căn bệnh vô cảm trong xã hội của chúng ta.

Bài Liên Quan: