Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy

Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy nằm trong số các bài thơ hay của chương trình văn học. Hướng dẫn học sinh phân tích bài thơ Ánh Trăng. Đây cũng là bài thơ xuất hiện nhiều trong các đề văn kiểm tra hoặc thi học kì, vì vậy học sinh cách nắm bắt cách phân tích bài thơ này đúng cách. Sau đây là bài văn mẫu tham khảo.

Hướng dẫn phân tích bài thơ Ánh Trăng

Nguyễn Duy nhà thơ có nhiều sáng tác gần gũi, mộc mạc. Bài thơ “Ánh trăng”  của tác giả được sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh bài thơ mượn những hình ảnh vô tri vô giác đánh thức và làm lay động cảm xúc của con người.

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy-1

Bài thơ Ánh trăng mở đầu bằng hình ảnh ánh trăng thân thuộc, gắn bó với những kỉ niệm đẹp gắn bó với tuổi thơ, với thời gian diễn ra chiến tranh ác liệt:

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

Hình ảnh “ánh trăng” có thể nói đã trở thành biểu tượng đẹp trong tuổi thơ của tác giả, gắn bó với kỉ niệm tuổi thơ đẹp và khó quên. Ánh trăng nhẹ nhàng lan tỏa từ cánh đồng quê hương, từ dòng sông bến nước nơi giúp nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người.

Đến thời gian khi chiến tranh vất vả, ác liệt thì ánh trăng từ người bạn tuổi thơ đã chuyển sang thành người bạn tri âm thủy chung, son sắt. Tác giả Nguyễn Duy tinh tế khi nhân hóa ánh trăng thành một người bạn tri kỉ của những anh bộ đội tham gia chiến tranh. Sự gắn bó giữa ánh trăng và người bộ đội thật đáng quý trọng biết bao.

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy-2

Khổ thơ tiếp theo tác giả đã biến ánh trăng trở nên gần gũi và sắt son:

Trần trụi giữa thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Trong bất kì hoàn cảnh nào thì “ánh trăng” vẫn vẹn nguyên, phóng khoáng khiến cho tác giả có cảm giác “không bao giờ quên”. Vầng trăng tỏa ánh sáng thể hiện tình nghĩa, chung thủy luôn nhắc nhở tác giả không được quên đi hình ảnh đáng nhớ và thủy chung đó.

Xem Thêm  Đất phi nông nghiệp là gì? Có được xây nhà ở hay không?

Nhưng tác giả đã lãng quên đi hình ảnh vầng trăng:

Từ hồi về thành phố

Quen đèn điện của gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Trở về cuộc sống sau chiến tranh, hòa bình trở lại, cuộc sống với ánh đèn điện hiện đại tiện nghi đã khiến cho tác giả quên mất đi ánh trăng chính là quên đi người bạn tri kỉ ngày xưa. Trong hai khổ thơ sau giọng thơ chùng xuống, cách dùng từ “người dưng” gợi lên cảm giác xót xa. Con người và ánh trăng từng là bạn tri kỉ, tri âm thân thiết nhưng giờ đây tác giả vô tâm, hờ hững xem như kẻ qua đường. Phép so sánh “như người dưng” đã khiến người đọc cảm thấy đau đớn và xót xa.

Tình huống đặc biệt đã khiến tác giả nhận ra ngỡ ra nhiều điều:

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om,

Vội bật tung cửa sổ,

Đột ngột vầng trăng tròn.

Đến khi “đèn điện tắt” tác giả giật mình nhận ra căn phòng tối om từ, sự chuyển biến nhanh chóng khiến mọi thứ trở nên thay đổi. Cửa sổ “bật tung”, tác giả cảm thấy hổ thẹn khi “đột ngột vầng trăng tròn”. Câu thơ này thể hiện rằng từ xưa đến này trăng vẫn tròn như thế, chỉ có con người vô tâm mới không nhận ra.

Đến khổ thơ này, tác giả nhận ra sự vô tâm, quên lãng của bản thân đối với quá khứ, ánh trăng từng là người bạn thân thiết một thời gắn bó giờ đây ta lãng quên thật hổ thẹn.

Đến khổ thơ cuối,

Vầng trăng tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật minh

Phép đối lập song song đủ làm cho lương tâm con người nhận ra được nhiều điều. Tác giả dùng từ “vành vạnh”, “phăng phắc” để người đọc nhận ra sự nghiêm khắc của ánh trăng. Cuộc sống có nhiều sự thay đổi từ chiến tranh đến cuộc sống hiện đại mặc dù con người thay đổi, ánh trăng xưa vẫn tròn vẫn bao dung và rộng lượng với con người. Khổ thơ cuối để lại những sự xúc động, nghẹn ngào về ánh trăng thời hiện đại.

Xem Thêm  Chứng minh tính đúng đắn tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"

Giọng điệu bài thơ tâm tình, tự sự như là tự sự hoài niệm về quá khứ của tác giả gắn bó với trăng, người bạn thân thiết bên nhau từ tuổi thơ cho tới kháng chiến. Ánh trăng của tác giả như nhắc nhở với con người về quãng thời gian chiến tranh khi người lính gắn bó với thiên nhiên. Bài thơ nhắc nhở về tính thủy chung, biết yêu thương và quý trọng nhau, sống không được quên đi quá khứ xưa.

Mẫu dàn ý

I. Mở bài

– Ánh trăng nguồn cảm hứng sáng tá của nhiều nhà văn,nhà thơ.

– Nguyễn Duy nhà thơ có bài thơ nổi tiếng “Ánh trăng”.

– Ánh trăng có những dấu ấn riêng: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ mỗi người.

II. Thân bài.

1. Hồi tưởng về vầng trăng quá khứ

– Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm gần gũi, trong sáng thời thơ ấu tại làng quê:

“Hồi nhỏ sống với rừng
Với sông rồi với biển”

– Con người thửa xưa sống giản dị, chân thật, giữa con người và thiên nhiên hòa hợp.

“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ”

– Ánh trăng gắn bó gần gũi với nhiều kỉ niệm cuộc chiến tranh ác liệt của người lính.

“Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”

-> Trăng mang lại nguồn ánh sáng, niềm vui bầu bạn của người lính trong cuộc kháng chiến. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến, ánh trăng vẫn mãi là thuỷ chung, tình nghĩa.

2. Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.

Cuộc sống hiện đại quen với điện đèn, khi đó Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường

– Vầng trăng tri kỉ nay đã trở thành “người dưng” – người qua đường xa lạ .

Xem Thêm  Cách tán gái ngoan học giỏi tỷ lệ thành công cao

+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt.

+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn”, cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.

+ Câu thơ dưng dưng – lạnh lùng – miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống.

=> Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở, khuyên răn mỗi người chúng ta: đừng để những giá trị vật chất làm lãng quên đi những tình cảm thân thiết, tri kỉ lúc xưa.

– Trăng và con người quay về với nhau trong một giây phút tình cờ.

+ Vầng trăng xuất hiện tròn đầy, tròn vành vạnh.

+ “Trăng tròn” thể hiện được tình cảm trọn vẹn, chung thuỷ, sắt son như ngày xưa.

+ Tư thế của tác giả “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn (nhân hoá).

– Ánh trăng xuất hiện thình lành đã đánh thức nhiều kỉ niệm quá khứ , đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức mọi thứ mà con người đã lãng quên đi.

+ Cảm xúc của tác giả đó là “rưng rưng” thể hiện sự xao xuyến, gợi nhớ hình ảnh bạn tri kỉ năm nào.

+ Trong đoạn cuối thì nhịp thơ nhanh, làm dâng trào cảm xúc dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ khi quay trở về những kỉ niệm tuổi thơ.

III. Kết bài

Nhắc nhở về mỗi con người không nên lãng quên quá khứ, sống phải thủy chung và sắc son.

Với hướng dẫn phân tích bài thơ Ánh Trăng chúng tôi mong rằng học sinh sẽ hiểu hơn về tác phẩm này đồng thời có thêm tư liệu quan trọng nhằm viết văn có điểm cao.

Chúc các bạn học tốt

Bài Liên Quan: