Phân tích hình tượng người lái đò trong Người lái đò sông Đà

Bài văn phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà. Để làm tốt dạng đề này các bạn cần nắm rõ nội dung văn bản và tiến hành phân tích hình tượng người lái đò qua khung cảnh vượt thác. Với gợi ý sau đây các bạn sẽ có bài tập làm văn trên lớp điểm cao.

Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà

Bài số 1

Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật người lái đò trở thành con người có đầy đủ tài năng và tâm huyết người nghệ sĩ. Chính nhân vật này để lại ấn tượng đậm nét trong tâm trí người đọc. Thông qua hình tượng này, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân càng đậm nét.

Phân tích hình tượng người lái đò trong Người lái đò sông Đà-1

Tác giả đã giúp người đọc hình dụng bức tranh thiên nhiên sông Đà hung bạo, trữ tình có vị trí quan trọng làm nên một tấm phông giúp cho người người lao động ở trên núi rừng Tây Bắc nổi bật lên với các phẩm chất, đó là chất anh hùng và chất nghệ sĩ lãng mạn nhất là hình tượng ông lái đò gan dạ, dũng cảm, hiên ngang trước thiên nhiên. Tay lái miêu tả là “tay lái ra hoa”. Ông lái đò đầy ấn tượng với ngoại hình con người của sông nước: ông gần bảy mươi tuổi nhưng rất chắc khỏe “thân hình gọn quánh như chất sừng, chất mun”, “tiếng nói ào ào như sông nước”, dù chỉ vài nét tài hoa nhưng đã thể hiện rõ một nét đẹp của người anh hùng sông nước, nghề lái đò của ông đã đạt đến mức nghệ sĩ thượng thừa.

Tác giả là người yêu quý sông Đà nên đã gửi gắm vào nhân vật ông lái đò. Nguyễn Tuân gọi ông lái đò sông Đà là một thứ “Vàng mười”, ông đứng trước những thách thức của con sông Đà với bãi đá ghê gớm, muôn vàn cạm bẫy nhưng vẫn vượt qua được sức mạnh từ thiên nhiên, ông một mình một thuyền giao chiến với thiên nhiên như một dũng sĩ: hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh minh, ùa vào mà bè gẫy cán chèo, vũ khí trên cánh tay mình”, và sóng nước “thúc vào gối bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò, đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Có lúc tưởng như ông lái đò bị nhấn chìm dưới dòng sông… Miêu tả chân thực, táo bạo cho thấy sức mạnh ghê gớm thiên nhiên ở đây là dòng thác hung dữ, con người chỉ cần để xảy ra sai sót sẽ trả giá bằng chính sinh mạng của mình.

Xem Thêm  Cách nuôi rùa núi vàng nhanh lớn, sinh sản tốt

Ở trùng vi thạch trận thứ hai, độ khó tăng thêm, với việc dùng các động từ mạnh cộng hưởng với phép tu từ so sánh nhân hóa giúp Nguyễn Tuân biến sóng nước thành sức mạnh riêng, thử thách sự vững vàng, kiên định của người lái đò sông Đà.

Nguyễn Tuân là nhà văn, người nghệ sĩ tài hoa miêu tả vẻ đẹp và ngợi ca những con người lao động dù gặp phải hiểm nguy và khó khăn nhưng vẫn vững vàng vượt qua thử thách.  Người lái đò sông Đà tác phẩm xứng đáng là khúc ca về sự lãng mạn, vẻ đẹp của con người trong lao động trong cuộc sống thường nhật.

Bài số 2

Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” rất đặc sắc Nguyễn Tuân, ông là nhà văn đã đi tìm thứ vàng mười trong công cuộc xây dựng Tây Bắc giàu đẹp hơn. Dưới ngòi bút tài hoa Nguyễn Tuân người lái đò là con người anh hùng vừa là người nghệ sỹ tài hoa.

Phân tích hình tượng người lái đò trong Người lái đò sông Đà-2

Người lái đò Sông Đà được tác giả mô tả là một ông già bảy mươi tuổi, từng xuôi ngược con sông này nhiều lần rồi. Nguyễn Tuân đã bày tỏ sự khâm phục với con người này với sự tài giỏi vả dũng cảm khi vượt qua những con sóng dữ, thác ghềnh.

Thiên nhiên và con người là trận đấu không cân sức, thạch trận vời đủ ba lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham hiểm; còn bên kia là con người bé nhỏ, không hề có phép màu, vũ khí trên tay chỉ là chiếc cán chèo. Người lái đò không có phép màu nhưng ông đã ” Nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá”, cái kinh nghiệm sông nước khiến cho ông tự tin hơn hẳn trong sự nghiệp đấu tranh chống thiên nhiên.

Xem Thêm  Những bộ phim học đường Việt Nam hay đáng xem nhất

Trong trùng vi thứ nhất:nước như đô vật túm thắt lưng ông đò rồi đánh miếng đòn độc, đánh vào chỗ hiểm. Nhưng ông đò hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái, mặt méo lệch đi. Con thuyền bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn và tỉnh táo của người cầm lái, ông đò thực là một chiễn sĩ dũng cảm, bình tĩnh xử lý tình huống một cách thành công.

Ở trùng vi thứ hai:  tăng thêm nhiều cửa tử .Cửa sinh bố trí lệch sang phía tả ngạn, lập lờ, bí hiểm hơn ở trùng vi trước, hòng đánh lừa con thuyền. Nhưng ông đò đã nắm chắc binh pháp. Nắm chặt cái bờm sóng đúng luồng rồi ông đò ghì cương lái phóng nhanh vào cửa sinh, lái miết một đường chéo con thuyền lướt nhanh, bất ngờ khiến cả bọn đá thủy quân không kịp trở tay. Ông đò người chỉ huy sử dụng cảm và thông minh xử lý các tình huống đơn giản nhưng hiệu quả.

Ở trùng vi thứ ba cũng vậy nhưng các luồng chết cả. Con thuyền lướt nhanh vượt qua mọi thứ và con người chiến thắng sức mạnh tự nhiên.

Người lái đò Sông Đà khúc ca ca ngợi con người,ý chí, sức mạnh và sự dũng cảm khi cầm lái tới thắng. Đấy chính là những yếu tố chính khiến ông trở thành chất vàng mười của những con người lao động nơi đây.Chúng ta phải cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân người nghệ sĩ tài hoa mô tả về người lại đã sống Đã sinh động va thể hiện những nét đẹp của con người lao động vùng Tây Bắc.

Xem Thêm  Làm sao để chóng quên mối tình đầu?

Xem thêm: Phân tích bài thơ Qua đèo ngang

Với các bài văn mẫu bên trên, các bạn học sinh sẽ viết thành tập làm văn đúng cách và đạt điểm cao. Phân tích hình tượng người lái đò cũng nằm trong nhiều đề kiểm tra hoặc thi cử. Chúc các bạn làm văn điểm cao.

Bài Liên Quan: