Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu năm 2020?

 Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương được xem là một trong những lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia, nhằm tưởng nhớ nhớ và tỏ lòng biết ơn đến công lao dựng nước của vua Hùng Vương, cũng như 18 vị vua Hùng. Lễ Giỗ Tổ được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 10 tháng 3. Vậy bạn đã biết giỗ Tổ Hùng Vương thường diễn ra ở đâu chưa? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu xem Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu nhé!

Nguồn gốc ngày giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu năm 2020?-1

Như một niềm kiêu hãnh trong tâm linh của mỗi người Việt về cội nguồn và nguồn gốc của dân tộc mình. Nếu người Nhật có nguồn gốc về truyền thuyết Izanagi và Izanami, người Trung Quốc có truyền thuyết Bàn Cổ thì người Việt chúng ta cũng cũng có truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Truyền thuyết kể rằng, các tổ mẫu và tổ phụ là Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau và sinh ra 100 con, 50 con theo Cha xuống biển, 50 con theo Mẹ lên núi và con cả được truyền ngôi lấy hiệu là Hùng Vương. Thông thường nói đến giỗ Tổ thì thường nói đến giỗ Tổ Hùng Vương. Nhưng niên hiệu lập quốc là năm 2879 tr.CN, thời Kinh Dương Vương, người sáng lập ra họ Hồng Bàng.

Thời ấy, Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương. Giỗ Tổ vì vậy phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương. Trong thời khai quốc, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương đều là những Tổ Phụ quan trọng của nòi giống Lạc Hồng. Giỗ Tổ vì thế nên cũng nhớ đến các Tổ Phụ Tổ Mẫu thời khai quốc, không nên chỉ nhớ đến Hùng Vương không mà thôi.

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu năm 2020?-2

Theo những tài liệu còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”. Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triều đại phong kiến Việt Nam ngay từ khi lên ngôi đã từng bước xác lập “ngọc phả” về thời đại Hùng Vương, khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước.

Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước của người Việt Nam. Trải qua 18 đời vua Hùng với những biến cố lịch sử, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã chứng minh được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đồng lòng của cả dân tộc ta.

Xem Thêm  Những bài phát biểu ngày 20/11 hay nhất

Chúng ta tự hào là con Rồng cháu Tiên, là con cháu của các vị vua Hùng đã gây dựng nên đất nước Văn Lang, Âu Lạc và đánh thắng giặc ngoại xâm làm nền móng cho nước Việt Nam ngày nay. Đó là những ngày đầu hoang sơ nhất mở ra một thời kỳ lịch sử huy hoàng cho dân tộc ta. Chúng ta phải ghi nhớ công lao to lớn đó và không ngừng học tập, đóng góp cho xã hội, cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Ý nghĩa lịch sử ngày giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu năm 2020?-3

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 thì người dân trên cả nước đều hướng về đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước, là điểm hẹn tâm linh cho mỗi người dân Việt. Đây còn là một trong những quốc lễ lớn nhất của người Việt Nam nhầm thể hiện rỗ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ngoài ra, đây còn là ngày để chúng ta- mỗi người dân Việt khẳng định sức mạnh giống nòi, và sức trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc. Cứ đền ngày này, dù ai ở xa, dù bạn rộn thế nào , dù đi đâu về đâu cũng tìm về dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng.

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Đã là người Việt Nam thì không ai là không biết đến câu ca này. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Đây không phải chỉ đề cao miền tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở chúng ta phải hiểu rõ tháu đáo về bản sắc dân tộc cũng như cội nguồn tổ tiên của ông cha ta.

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu năm 2020?-4

Chúng ta cần nhìn nhận lại những biến cố của đất nước trải qua trong các thời kỳ, đồng thời cũng đặt ra những nhiệm vụ mới trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Trải qua các thời kỳ thăng trầm khác nhau và để có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ công lao vĩ đại của cả một dân tộc anh hùng. Qua đó mỗi người không ngừng học tập, rèn đức luyện tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng với công lao của các thế hệ anh hùng dân tộc, với tổ tiên ta ngày trước.

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời đây còn là dịp để chúng ta quảng bá những di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước và kiều bào sinh sống ơt nước ngoài ra ngoài thế giới.

Xem Thêm  Thứ 6 ngày 13 là ngày gì? Không nên làm việc gì?

Kỷ niệm ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu năm 2020?-5

Giỗ Tổ Hùng Vương từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh, tính ngưỡng của người Việt, nó đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người nhằm thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” hay ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hằng năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 3, người dân khắp nơi từ trong nước cho đến các kiều bào sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng về đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương, tạ lễ và thể hiện sự thành kính thiên liêng về vị Tổ của dân tộc, đồng thời cũng cầu mong những đều tốt đẹp tốt đẹp trong cuộc sống.

Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng .v.v

Lễ hội Đền Hùng hàng năm là một sự kiện với quy mô lớn. Đây là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Là người con của đất Việt, dù ở phương trời nào? hay giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu đi chăng nữa thì cứ mỗi độ tháng 3 về, lòng mỗi chúng ta không khỏi trào dâng cảm xúc, bồi hồi xúc động khi hướng về vùng đất Cội nguồn, thành kính dâng lên các Vua Hùng những nén tâm nhang.

Các hoạt động không thể thiếu trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Vào ngày này thường diễn ra các hoạt động lễ hội để kỷ niệm ngày giỗ Tổ, nó mang tính chất quốc gia. Những hoạt động này được xem như một nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Các hoạt động tiêu biểu được diễn ra vào ngày này như:

Lễ kỷ niệm, dâng hương:

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu năm 2020?-6

Từ năm 2007 đến nay, giỗ Tổ Hùng Vương được xem là một quốc lễ và được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 hàng năm.  Và được nhà nước đứng ra tổ chức vào những năm chẵn, những năm lẽ thì các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các năm khác thì do địa phương tổ chức.

Trong phần lễ, nghi thức dâng hương của các đoàn đại biểu được tiến hành long trọng tại đền Thượng. Còn phần hội vẫn được diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh chân núi Hùng. Các hình thức văn hóa truyền thống và hiện đại được tổ chức đan xen nhau với những trò chơi văn hóa dân gian, tổ chức đánh trống đồng, đâm đuống…

Lễ diễu hành:

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu năm 2020?-7

Trong lịch sử có ghi chép lại rằng tại thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ có một ngọn núi Nghĩa Lình, đây cũng chính là nơi lần đầu tiên vua Hùng dựng nước Việt Nam. Để vinh danh và tưởng nhớ về các vị vua Hùng, con dân Việt đã dựng nên một chiếc kiệu từ chân núi đến ngôi đền tại lễ hội. Cuộc diễu hành của lễ hội Đền Hùng mang lại cái nhìn đậm chất văn hoa và kèm theo nhiều sắc thái vui nhộn, ý nghĩa của người Việt.

Xem Thêm  Lễ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà toàn tập

Đoàn người diễu hành sẽ mặc những bộ trang phục màu sắc rực rỡ, đó là những chiếc áo truyền thống có ý nghĩa xóa tan những điều xui xẻo để mang lại may mắn. Trong buổi lễ, đoàn người diễu hành cầm theo các biểu ngữ và lá cờ tổ quốc. Theo đó là những tiếng trống, tiếng nhạc truyền thống hào hùng của dân tộc vang lên suốt cuộc diễu hành.

Buổi lễ diễu hành không chỉ giúp mang lại không khí vui tươi cho lễ hội mà nó còn mang đến nhiều màu sắc muốn nhắc nhở giới trẻ về truyền thống văn hóa xa xưa của tổ tiên được lưu truyền đến ngàn đời sau. Các hoạt động biểu diễn âm nhạc ngoài trời cũng được tổ chức linh đình, có nhiều tiết mục văn nghệ, ca múa diễn ra mà đa phần là những bài hát mang hơi hướng dân gian, truyền thống.

Lễ rước kiệu:

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu năm 2020?-8

Trong đợt lễ hội Đền Hùng 2019, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc tỉnh Phú thọ đã diễn ra buổi lễ rước kiệu của các xã, phường, thị trấn ở vùng ven thành phố Việt Trì về Đền Hùng. Sau đó, các kiệu này đã tập trung tại cổng đá rồi được dẫn vào sân Trung tâm của lễ hội.

Lễ hội rước kiệu này được sắp xếp theo trình tự như sau: Đội múa sư tử sẽ đi đầu, tiếp theo sau là đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, sau đó đến đoàn người đánh chiêng, trống, rước tàn lọng và đội kiệu. Chủ tế, các quan viên, các cụ cao tuổi, nhân dân địa phương theo sau. Lễ vật được chuẩn bị trong buổi rước kiệu bao gồm: hương hoa, bánh chưng, bánh giầy và các đặc sản có trong địa phương.

Nghi lễ này thường được tổ chức tạo các làng vùng ven di tích duy trì được bảo tồn hàng ngàn năm. Nó thể hiện tính cộng đồng và duy trì truyền thống uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công ơn tổ tiên, hướng về nguồn cội của dân tộc ta.

Các hoạt động vui chơi:

Trong lễ hội Đền Hùng thường diễn ra nhiều hoạt động vui chơi với rất nhiều trò chơi phổ biến như thi gói bánh chưng, bánh giày, thi ca hát, đánh cờ hay thậm chí là đá gà,…

Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc mà lễ hội đền Hùng còn là không gian để con người ta tìm hiểu về quá khứ, lịch sử. Lễ hội còn góp phần giáo dục những thế hệ tương lai luôn ghi nhớ công đức của cha ông để luôn cố gắng hoàn thiện tài – đức của bản thân để dựng xây đất nước ngày càng giàu mạnh. Hi vọng qua bài viết này các bạn đã biết Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu, cũng như hiểu thêm về phong tục, văn hóa của ngày lễ này.

Bài Liên Quan: