Lễ Phật Đản 2019 ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa, nghi thức làm lễ

Phật giáo là tôn giáo lớn ở các quốc gia tại Châu Á trong đó có Việt Nam. Và cũng giống như lễ giáng sinh của đạo Thiên Chúa thì bên đạo Phật cũng có ngày kính nhớ Đức Phật sinh ra, ngày này thường diễn ra vào rằm tháng tư. Vậy những phật tử sẽ kỉ niệm ngày đại lễ này như thế nào, hãy cùng Wiki Cách Làm theo dõi một số thông tin về ngày Lễ Phật Đản một cách cụ thể và chính xác nhất, hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn ngày Lễ Phật Đản 15/4 ÂL này nhé!

Lễ Phật Đản 2019 ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa, nghi thức làm lễ-1

Tìm hiểu ngày Đại lễ Phật Đản Vesak 2019 tại Việt Nam

1. Tìm hiểu ngày Lễ Phật Đản là ngày gì?

Lễ Phật Đản 2019 ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa, nghi thức làm lễ-2

Ngày lễ Phật Đản (nghĩa là ngày sinh của Đức Phật) là một ngày đại lễ trong năm của các tín đồ Phật tử cả hai miền truyền thống Nam tông và Bắc tông bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành đạo.

Ngày lễ Phật Đản 15/4 âm lịch đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh của thế giới vào năm 1999.  Lễ Phật Đản là một trong 3 Lễ tạo thành Lễ Tam hợp (bao gồm: lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn) mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak. Ngày Phật Đản hay Ngày sanh của Đức Phật tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng 5 dương lịch. Lễ Phật Đản năm nay 2019 là ngày 19/5 dương lịch tức nhằm ngày 15/4 âm lịch.

2. Nguồn gốc ngày Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản 2019 ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa, nghi thức làm lễ-3

Lễ Phật đản được công nhận là một ngày nghỉ lễ chính thức tại miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1958 do chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa của chính thể Việt Nam Cộng hòa thông qua, vào ngày này thường có diễn hành xe hoa trên đường phố.

Khi Việt Nam thống nhất sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam năm 1975, thì ngày này không còn là ngày lễ quốc gia. Lễ Phật đản năm 2008 tại Sa Đéc. Ngày lễ này ngày càng được Phật giáo Việt Nam tổ chức long trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú như diễn hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác.

Xem Thêm  Những cách trang trí cho mùa noel

Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc – Vesak đã được tổ chức tại Việt Nam vào các năm 2008, 2014, 2019. Những năm gần đây, ngày Phật Đản được coi là một ngày lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia không chỉ của Phật tử mà còn là của người dân trên mọi miền của Việt Nam.

Ngày này cũng nhận nhiều sự quan tâm của chính quyền, thực tế mọi buổi lễ Phật đản chung của các huyện đều có sự tham gia của chủ tịch huyện và các chuyến thăm của chủ tịch mặt trận Tổ quốc, sự hỗ trợ kinh phí trong công tác tổ chức Phật đản.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa của vương tộc Thích Ca. Theo phái Nam tông thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh vào ngày rằm tháng 4 năm 624 âm lịch trước công nguyên, còn theo cách giải thích của  phái Bắc tông thì Ngài sinh vào ngày 8/4 âm lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni, nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Các nước thuộc khu vực Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch khoảng trước năm 1959.

Nhưng sau này, ngày lễ Phật Đản quốc tế được 26 nước thành viên thống nhất tổ chức lại vào ngày rằm tháng 4 âm lịch (15/4) tại Đại hội Phật giáo thế giới tổ chức lần đầu ngày 25/5 – 8/6/1950 tại Colombo, Tích Lan.

Chính vì vậy, ngày nay để kỉ niệm ngày Đức Phật ra đời ở các nước theo đạo Phạt, Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 4.

3. Ý nghĩa ngày Lễ Phật Đản 15/4 ÂL

Lễ Phật Đản 2019 ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa, nghi thức làm lễ-4

Ý nghĩa văn hóa: Tưởng niệm Đại lễ Vesak LHQ là ngày quốc tế về tôn giáo và văn hoá, tạo sự giao lưu, học hỏi các tinh hoa văn hoá các nước; đồng thời kêu gọi ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá thế giới, trong đó bao gồm các di sản văn hoá Phật giáo cấp thế giới và quốc gia.

Ý nghĩa kinh tế: Đại lễ Vesak 2019 sẽ một lần nữa góp phần tích cực trong việc phát triển du lịch và đầu tư kinh tế vào Việt Nam, để Việt Nam trở thành điểm đến của du khách quốc tế từ hình ảnh đẹp mà Việt Nam tạo được qua Đại lễ Vesak LHQ 2019.

Ý nghĩa đạo đức: Trong thời đại mà nền kinh tế, khoa học và kỹ thuật phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thì áp lực về vật chất ngày càng gia tăng đè nặng lên đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Do đó, con người có nhu cầu tìm về những chuẩn mực giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Trong bối cảnh đó, đạo đức phật giáo có một ý nghĩa quan trọng đối với việc bồi đắp đời sống tinh thần lành mạnh đối với con người.

Xem Thêm  Những mẫu cắm hoa đẹp ngày 8/3 đơn giản, dễ làm

Ý nghĩa học thuật: Gắn liền với chủ trương của Liên Hợp Quốc và mối quan tâm của quốc gia tổ chức, các chuyên đề Hội thảo Phật giáo thế giới và tuyên bố Hà Nội là sự đóng góp của Phật giáo vào kho tàng tri thức nhân loại, đồng thời đóng góp vào các giải pháp về các vấn đề đời sống xã hội toàn cầu.

Ý nghĩa ngoại giao: Tạo hình ảnh tốt đẹp đối với bạn bè thế giới về đất nước và con người Việt Nam yêu chuộng hoà bình, thân thiện, hoà hợp, đoàn kết và phát triển. ​Qua đó, nâng tầm vị thế của Việt Nam trên thế giới, tăng cường thiết lập bang giao và hữu nghị với tất cả quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời cũng thể hiện sự gánh vác, vai trò của Việt Nam với việc thực hiện thành tựu các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Sự hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam nhằm xây dựng hòa bình trên thế giới và khu vực.

Ý nghĩa tâm linh: Thiết lập nhịp cầu tâm linh và học hỏi kinh nghiệm Phật sự của hơn 800 phái đoàn Phật giáo thế giới đến từ 90-100 quốc gia; đồng thời thực hiện các nghi thức hành trì của các tông môn pháp phái Phật giáo trên khắp thế giới; tạo hiệu ứng rộng lớn về niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của Phật giáo, mang lại cho đời sống xã hội các giá trị hoà bình, an lạc và hữu nghị.

4. Các nghi lễ thường làm trong đại lễ Phật Đản tại Việt Nam

Lễ Phật Đản 2019 ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa, nghi thức làm lễ-5

Việc ca ngợi cuộc đời đức Phật sẽ không thể hoàn mãn nếu thiếu cơ hội trải nghiệm phong tục và tập quán thông qua lăng kính của nước chủ nhà và kinh nghiệm của các Tăng, Ni và Phật tử đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm thưởng lãm các nền văn hóa đa dạng.

Phần lễ hội bao gồm các sự kiện trọng tâm như sau:

  • Lễ tắm Phật với sự tham dự của hàng vạn Phật tử, được thực hiện một cách trang nghiêm, thành kính, như là hành động thiết thực nhắc nhỡ chúng ta về sự cần thiết của việc gội rửa các bợn nhơ của thân và tâm, để từ đó, ta sống cuộc đời trong sáng, thanh cao và hạnh phúc.
  • Lễ đàn cầu nguyện hòa bình thế giới do các đức Tăng thống, lãnh đạo Phật giáo thế giới, lãnh đạo GHPGVN chủ trì với sự tham dự của hơn 30,000 Phật tử toàn quốc.
  • Lễ thắp nến cầu nguyện hoà bình thế giới do BTC Đại lễ Vesak LHQ 2019, các phái đoàn Phật giáo Quốc tế, chư tôn đức Tăng Ni và hàng vạn nhân dân Phật tử thập phương thực hiện.
  • Diễu hành xe hoa dọc các giao lộ từ Thành phố Phủ Lý về Chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam nhằm chào mừng Đại lễ Vesak LHQ 2019.
  • Triển lãm Phật giáo Việt Nam và thế giới tại điện Tam thế, điện Pháp chủ, điện Quan Âm, gồm cổ vật, tranh ảnh nghệ thuật Phật giáo Việt Nam, đá nghệ thuật, cũng như tranh sơn dầu về các hang động Phật giáo Ấn Độ.
  • Chương trình biểu diễn nghệ thuật quốc tế gồm 2 chương trình. Thứ nhất là “Vesak thiêng liêng” nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của đức Phật Thích Ca về sự thay đổi xã hội, mang lại hạnh phúc cho nhân loại. Thứ hai là chương trình “Đai lộ di sản” đưa ra cách tiếp cận mới về di sản, thông qua đó góp phần bảo vệ di sản và các giá trị văn hoá của các nước gồm Việt Nam, Ấn Độ, Tích Lan, Bhutan, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia…
  • Hội chợ văn hóa Phật giáo gồm hàng trăm gian hàng với hàng ngàn sản phẩm văn hóa Phật giáo và thực phẩm chay Phật giáo rất đa dạng và phong phú, nhằm phục vụ cho hàng vạn du khách tham quan Chùa Tam Chúc mỗi ngày.
Xem Thêm  Ngày vía thần tài 2020 là ngày nào? Nên cúng gì? Mua gì?

Khắp các quốc độ mà Phật giáo có cơ hội du nhập và tiếp tục truyền bá, có sự đồng hành và tiếp biến văn hóa, tạo ra tính thích ứng đặc thù. Phật giáo Việt Nam không khác với tính thích ứng của lời Phật dạy được ứng dụng tại Việt Nam như được thể hiện qua lễ hội văn hóa quốc tế này.

Thông qua dòng chảy lịch sử, từ các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần, Phật giáo được xem là quốc đạo của Việt Nam. Lời Phật dạy đã được ứng dụng trong đời sống thường nhật và đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hành với đất nước, dân tộc Việt Nam và hướng dẫn quần chúng về mục đích chí thiện. Hi vọng thông qua nội dung bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn ngày Lễ Phật Đản được thực hiện nghi thức lễ ra sao, tìm hiểu nguồn gốc cũng như ý nghĩa từ ngày Lễ Phật Đản một cách chính xác và cụ thể nhất.

Bài Liên Quan: