Lễ Phục sinh 2020 diễn ra vào ngày nào?

Lễ Phục sinh được biết đến là ngày lễ vô cùng quan trọng của người Ki-Tô giáo bên cạnh lễ giáng sinh. Người Ki-Tô giáo sống ở khắp các nơi trên thế giới này và xung quanh bạn chắc hẳn đều có những người bạn, người quen là tín đồ của giáo hội Ki-Tô bao gồm: Công giáo, Chính Thống giáo, Anh giáo và Tin Lành. Ngày nay, tương tự như lễ Giáng sinh thì ngày lễ Phục sinh cũng được đón nhận như một ngày vui của người dân toàn cầu. Trong bài viết này hãy cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu tại sao lại có ngày lễ này và nó diễn ra vào ngày nào nhé!

Lễ Phục sinh là gì?

Lễ Phục sinh 2020 diễn ra vào ngày nào?-1

Lễ Phục sinh là một ngày lễ rất quan trọng đối với những người theo Ki-Tô giáo. Ngày lễ này thường được diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 trong năm. Ý nghĩa của ngày lễ Phục sinh là để tưởng nhớ về cái chết và sự phục sinh của chúa Giê-su sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá.

Từ “phục sinh” còn có ý nghĩa muốn nói đến một mùa trong năm phụng vụ mà người Công giáo thường hay gọi là “mùa phục sinh”, mùa nay kéo dài trong vòng 50 ngày từ Chúa Nhật Phục đến lễ Hiện Xuống.

Nguồn gốc của ngày lễ Phục sinh dựa theo ngày lễ Vượt qua của người Do Thái. Người Ki-Tô tin rằng cái chết và sự phục sinh của chúa Giê-su đã đúng với những lời tiên báo của biến cố Xuất Hành đó là: “giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống do Thiên Chúa trao ban”.

Ngày lễ Phục sinh hàng năm được tiến hành vào ngày chủ nhật vì người ta cho rằng đây là ngày mà chúa Giê-su sống lại. Một tuần trước ngày lễ Phục sinh diễn ra được gọi là Tuần Thánh, tuần này được tính từ ngày chúa nhật Lễ Lá (chúa nhật Thương Khó) đến hết ngày thứ bảy Tuần Thánh (canh thức Vượt Qua).

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh 2020 diễn ra vào ngày nào?-2

Nguồn gốc 

Tương truyền rằng con cháu Adam và Eva sau khi phạm tội rồi bị đuổi khỏi vườn địa đàng đã sinh sôi nảy nở khắp mặt đất. Từ tội nguyên tổ (tội bất tuân của Adam và Eva là 2 người được xem là tổ tiên của loài người theo đạo Thiên Chúa) cùng với tội lỗi ngày càng tăng, họ mất ơn nghĩa với Chúa. Nhưng vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã sai con một của mình là Chúa Jesus (Giê-su) hạ phàm, chịu chết trên thập giá để cứu chuộc tội nhân gian.

Xem Thêm  Cách để trở thành huấn luyện viên thể hình cá nhân

Đến năm 30 tuổi Chúa Giê-su bắt đầu rời quê hương Nazareth nơi Ngài sinh ra và rao giảng tin mừng. Trong một lần cùng các môn đệ vào thành Jerusalem vào dịp Lễ Vượt Qua (nghi lễ của người Do Thái), Người được dân chúng đón tiếp bằng cây lá vẫy mừng và được tung hô là “con vua Đa-Vit” (ngày nay, nghi thức này vẫn được lưu giữ và gọi là Chúa nhật lễ lá), ngày thứ 5, Chúa Giê-su  ăn bữa ăn cuối cùng và thực hiện rửa chân cho 12 tông đồ là môn đệ đã đi theo ngài (gọi là thứ 5 tuần thánh, bữa tiệc ly). Chính trong buổi tối đó, Chúa Giê-su bị bị bắt giữ bởi lệnh của Tòa Công luận (Sanhedrin – ở đó bao gồm những người đã dùng cả cuộc đời để trông đợi Đấng Mesi của họ đến như lời kinh thánh để cho họ một cuộc sống sung sướng như họ mong muốn, nhưng khi nghe thấy mọi người tung hô Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế nhưng vì Ngài không ban cho họ sự cao trọng như họ mong muốn, nên những con người với Đức tin mù quáng đã trở nên giận dữ và tìm cách giết hại Ngài).

Bị phản bội bởi chính môn đệ thân thiết là Judas Iscariot (sau này đã hối hận và treo cổ tự tử) vì 30 đồng bạc, vác thập giá lên đồi Golgotha bị đóng đinh và chịu cái chết đầy ô nhục trên cây Thập giá vào 3 giờ chiều thứ 6. 3 ngày sau vào ngày chủ nhật, có các phụ nữ đi đến thăm mồ Chúa Giê-su nhưng chỉ còn là ngôi mộ trống, sau đó thì Chúa Giê-su lần lượt hiện ra với nhiều môn đệ của mình trong suốt 40 ngày, thế là kiện toàn lời kinh thánh đã nói và sau đó Ngài về trời.

Ý nghĩa của ngày lễ Phục sinh

Người theo đạo Ki-Tô giáo tin rằng: Cái chết nhục nhã của Chúa Giê-su trên thập giá và sự sống lại phục sinh trong vinh quang của Người là để ứng nghiệm lời Thiên Chúa Cha đã phán, rằng người sẽ sai con một của mình xuống thế gian, chịu mọi khổ cực bất hạnh để chuộc tội thế gian.

Ngày lễ Phục sinh là một ngày đại lễ, người dân sẽ được nghỉ và ăn mừng phục sinh tại nhiều quốc gia có đạo Thiên Chúa là quốc giáo.

Xem Thêm  Cách ăn hạt bơ đúng cách chữa bách cực hiệu quả

Lễ Phục sinh diễn ra vào ngày nào? Được tính như thế nào?

Lễ Phục sinh 2020 diễn ra vào ngày nào?-3

Không giống như đại lễ Giáng sinh thường được cố định vào ngày 25/12 hàng năm, lễ Phục sinh không cố định vào ngày nào nhưng luôn luôn rơi vào Chủ nhật. Và  cũng vào dịp người Do Thái cử hành lễ Pascha – vượt qua. Lịch Do Thái ấn định là ngày 14 âm lịch tháng Nisan – tháng đầu năm của họ. Biến cố Chúa Giê-su phục sinh xảy ra sau ngày lễ Vượt qua, như vậy phải là sau ngày trăng tròn.

Trong mùa xuân gồm có các tiết: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ. Để có thể ấn định được ngày lễ Phục sinh của các năm sau thì phải có đầy đủ 3 yếu tố:

– Lễ Phục sinh phải là ngày Chúa Nhật

– Chúa nhật lễ Phục sinh phải đứng kề sau ngày rằm (trăng tròn)

– Ngày rằm ấy phải đứng kề sau tiết Xuân phân.

Tiết Xuân phân thường rơi vào ngày 20 hoặc 21 tháng 3 dương lịch. Cho nên cách tính ngày lễ Phục sinh có sự kết hợp cả lịch dương và lịch âm.

Tiết Xuân phân năm 2020 rơi vào ngày 20 tháng 3, ngày rằm (trăng tròn) sau tiết Xuân phân sẽ rơi vào ngày 7 tháng 4. Ngày Chúa nhật liền kề sau rằm là ngày 12 tháng 4. Vậy nên năm 2020, lễ Phục sinh sẽ rơi vào ngày 12 tháng 4.

Sau khi tính chính xác được ngày Chúa nhật Phục sinh trong năm rồi, thì những nhà làm lịch Công giáo mới lấy ngày Chúa nhật Phục sinh làm mốc thời gian để làm ấn định các ngày lễ, kể cả thứ tư lễ tro, lễ Chúa thăng thiên…

Lễ Phục sinh một vài năm tới tại Việt Nam:

Năm 2020: 12 tháng 4 (Chủ nhật)

Năm 2021: 4 tháng 4 (Chủ nhật)

Năm 2022: 17 tháng 4 (Chủ nhật)

Năm 2023: 9 tháng 4 (Chủ nhật)

Năm 2024: 31 tháng 3 (Chủ nhật)

Năm 2025: 20 tháng 4 (Chủ nhật)

Phong tục và lễ nghi trong ngày lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh 2020 diễn ra vào ngày nào?-4

Một tuần trước khi lễ Phục sinh diễn ra được gọi là Tuần Thánh, trong tuần này các giáo hội Ki-Tô giáo sẽ tưởng nhớ Cuộc thương khó của Giê-su Ki-Tô, người ta sẽ cử hành những mầu nhiệm mà Chúa Giê-su đã hoàn tất vào ngày cuối cùng khi còn ở trần gian. Tất cả mọi cử hành phụng vụ diễn ra trong tuần Tuần Thánh đều thể hiện thái độ đau buồn, tiếc thương và sự biết ơn đối với Chúa đã hi sinh thân mình, chịu đau đớn và chết thay cho chúng sinh tội lỗi.

Xem Thêm  Mẫu thư giới thiệu nhân sự mới gia nhập công ty

Ở nhiều quốc gia phương Tây, người ta thêm ngày thứ Sáu Tuần Thánh làm ngày nghỉ lễ chính thức. Trong ngày này hầu như mọi hoạt động kinh doanh, vui chơi đều ngừng hoạt động để tưởng niệm Cuộc thương khó của chúa Giê-su.

Ở Việt Nam, tại các giáo xứ có tập trung nhiều giáo dân là người gốc Bắc thường thực hiện các nghi thức ngắm nguyệt 15 sự thương khó của Chúa. Nhiều nơi còn diễn nguyện lại cuộc khổ nạn của Chúa. Ngày thứ bảy trong Tuần Thánh còn có nghi thức hôn chân Chúa.

Trong ngày lễ Phục sinh, các giáo hoàng sẽ thực hiện việc chúc phép lành Urbi et Orbi từ trên ban công chính của vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Trứng phục sinh và thỏ

Người Ai Cập, Ba Tư ngày xưa cứ vào ngày Xuân phân, người ta thường trao đổi với nhau các quả trứng được tô vẻ lên nhiều sắc màu, họ xem đó là những điều tốt lành và gửi trao cho nhau, bởi vì trứng sẽ tạo nên sự sống.

Những quả trứng phục sinh thường được trang trí một cách đặc biệt và tỉ mỉ. Theo phong tục cổ của cộng đồng Ki-Tô hữu tại vùng Lưỡng Hà thì những quả trứng phục sinh sẽ được tô màu đỏ với ý nghĩa tưởng niệm máu của Chúa Ki-Tô đã chảy ra lúc bị đóng đinh. Ngoài ra, trứng còn là biểu tượng của ngôi mộ trống. Người Mỹ họ thường tô màu lên những quả trứng đã luộc chín và tặng kèm giỏ kẹo.

Thỏ Phục sinh được biết đến như một nhân vật huyền thoại thường xuất hiện để tặng quà Phục sinh cũng như hình ảnh ông già Noel thường xuất hiện trong ngày lễ Giáng sinh.

>>> Xem thêm: Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn diễn ra vào ngày nào?

Bài viết “lễ Phục sinh 2020 diễn ra vào ngày nào?” đã tóm tắt ngắn gọn nhất những thông tin cần thiết về lễ Phục sinh của Ki-Tô giáo. Hi vọng bạn và cả gia đình có một mùa phục sinh vui vẻ, ý nghĩa và tràn đầy hạnh phúc nhé!

Bài Liên Quan: