Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 đến 12 tuổi chuẩn nhất 2019

Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để trẻ có thể phát triển toàn diện thì ba mẹ cần quan tâm đến vấn đề tiêm chủng cho trẻ. Đề phòng trẻ bị phải các chứng bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sinh mạng khi trẻ mới được sinh ra. Để biết lịch tiêm chủng cho trẻ em và cần tiêm những bệnh gì? Các bạn hãy theo dõi bài viết sau để biết thêm những thông tin về lịch tiêm chủng cho trẻ 2019 từ 0 đến 12 tuổi theo chuẩn bộ y tế.

1. Tác dụng của việc tiêm chủng cho trẻ em

Đối với trẻ em thì hệ thống miễn dịch chưa thật sự hoàn thiện, vì thế thường hay bị nhiễm các loại bệnh. Các ba mẹ cần phải đưa trẻ đi tiêm chủng đúng cách và đúng lịch. Đây là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh hiệu quả cho trẻ.

Tiêm chủng là gì?

Là đưa một lượng vacxin vừa đủ kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể chưa từng nhiễm bệnh, để kích thích hệ miễn dịch của trẻ tiết ra kháng thể. Kháng thể có nhiệm vụ là tiêu diệt virus và vi khuẩn đó, kháng thể tồn tại trong máu khoảng một thời gian để bảo vệ cơ thể bé chống lại các tác nhân gây bệnh cho lần sau.

Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 đến 12 tuổi chuẩn nhất 2019-1

2. Tiêm chủng cho trẻ bao gồm những bệnh gì?

Những loại vacxin bắt buộc mà trẻ cần phải tiêm chủng là:

  • Viêm gan B
  • Lao
  • Bệnh bạch hầu
  • Bệnh ho gà
  • Bệnh uốn ván
  • Bệnh bại liệt
  • Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B
  • Bệnh sởi
  • Viêm não Nhật Bản B
  • Rubella
Xem Thêm  Cách điều trị bệnh sâu răng ở trẻ em

Trong đó, bệnh viêm gan B là bắt buộc tiêm trong vòng 24h đầu sau khi sinh và bệnh lao tiêm trong vòng 1 tháng đầu.

3. Lịch tiêm chủng cho trẻ 0 đến 12 tuổi

Sơ sinh:

  • Vacxin lao: 1 mũi
  • Viêm gan siêu vi B: 1 mũi

2 tháng tuổi:

  • Viêm gan siêu vi B: 1 mũi
  • Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt mũi 1
  • Haemophilus influenzae type B mũi 1
  • Rota virus vacxin: lần 1  Rotarix: 2 liều mỗi liều cách nhau 1 tháng, Rotateg: 3 liều mỗi liều cách nhau 1 tháng
  • Vacxin PCV 13 – Phế cầu (Nếu có): lần 1

3 tháng tuổi:

  • Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt mũi 2
  • Haemophilus influenzae type B mũi 2
  • Viêm gan siêu vi B 1 mũi
  • Rota virus vacxin lần 2
  • Phế cầu (Nếu có) lần 2

4 tháng tuổi:

  • Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt mũi 3
  • Haemophilus influenzae type B mũi 3
  • Viêm gan siêu vi B 1 mũi
  • Rota virus vacxin lần 3
  • Phế cầu (Nếu có) lần 3

Trên 6 tháng tuổi:

  • Vacxin cúm: Trẻ khoảng 6-9 tháng tuổi. Tiêm phòng bệnh cúm cho trẻ 2 mũi mỗi mũi cách nhau 1 tháng (trẻ chưa tiêm lần nào). Sau này 1 mũi mỗi năm lần

Trên 9 tháng tuổi:

  • Vacxin sởi: 1 mũi
  • Vacxin cúm:  Tiêm 1 mũi mỗi năm

12 tháng tuổi:

  • Quai bị – sởi – rubella – MMR: Lần 1 khi 12 tháng tuổi. Lần 2 khoảng 4-6 tuổi. MMR tiêm vào lúc 15 tháng trở đi
  • Thủy đậu: Lần 1 khi 12 tháng tuổi. Lần 2 khoảng 4-6 tuổi.
  • Viêm gan  siêu vi A: Lần 1 khi 12 tháng tuổi. Lần 2 cách lần 1 6-12 tháng sau
  • Viêm não Nhật Bản:  Lần 1 khi 12 tháng tuổi.. Lần 2 cách lần 1 1-2 tuần sau. Lần 3 cách lần 2 1 năm
Xem Thêm  Biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới và cách chữa bệnh hiệu quả nhất

Từ 12-15 tháng tuổi:

  • Phế cầu (Nếu có): Lần 4

Từ 16-18 tháng tuổi:

  • Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt mũi 4
  • Haemophilus influenzae type B mũi 4

Từ 24 tháng tuổi:

  • Vacxin não mô cầu A+C:  Khi 24 tháng. Có thể tiêm lại sau 3 năm

Từ 4-6 tuổi:

  • Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt mũi 5
  • MMR lần 2
  • Thủy đậu lần 2

Từ 9 tuổi (nữ):

  • Vacxin HPV phòng ung thư cổ tử cung ở nữ: Lần 1 khi 9 tuổi. Lần 2 cách lần 1 1-2 tháng. Lần 3 cách lần 2 4-5 tháng

Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 đến 12 tuổi chuẩn nhất 2019-2

4. Các lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ

– Vệ sinh toàn thể thân bé để tránh bị nhiễm trùng

– Nếu trẻ có tiền sử mắc bệnh thì cần trao đổi với bác sĩ rồi mới quyết định có tiêm chủng không

– Khi đi nhớ mang sổ tiêm chủng để bác sĩ dặn dò thời gian để tiêm chủng đúng định kì

– Nếu trẻ có dị ứng loại vacxin hay thức ăn gì nói lại với bác sĩ để có cách điều trị

– Sau khi tiêm chủng, nếu trẻ có bị sốt, sưng đỏ là bình thường, không sao cả.

– Nếu trẻ bị sốt, tiêu chả, suy dinh dưỡng lúc tiêm chủng thì vẫn cho trẻ tiêm bình thường

5. Những trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng

– Trẻ có tình trạng suy các cơ quan hô hấp, tuần hoàn,..

– Bị sốc, phản ứng mạnh khi tiêm chủng lần trước

– Sốt cao trên 37 độ C, hạ nhiệt dưới 35,5 độ C

– Bị mắc các bệnh cấp tính và mãn tính đang trong giai đoạn phát triển

– Trẻ bị nhẹ cân dưới 2kg

– Suy giảm miễn dịch chống tiêm chủng vacxin

– Bị các bệnh về nhiễm khuẩn cấp

– Khi có thông báo tạm hoãn đến từ bác sĩ, nhà sản xuất từng loại vacxin

Xem Thêm  Khám sức khỏe xin việc làm 2020 ở đâu, bao nhiêu tiền?

6. Cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

Tại phòng khám:

  • Nên ở lại khoảng tầm 30 phút để coi tình trạng trẻ sau khi tiêm như thế nào, có các phản ứng đặc biệt nào không
  • Nếu trẻ có những dấu hiệu sau nên thông báo ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết : Trẻ quậy liên tục, phát ban đỏ sưng, sưng tại vị trí tiêm, tím tái, khó thở.

Tại nhà:

  • Cần chăm sóc và quan tâm trẻ trong suốt 1 ngày sau khi tiêm chủng coi trẻ có biểu hiện gì khác không
  • Tinh thần của trẻ, trẻ ăn ngủ giống bình thường không
  • Chỗ tiêm chủng sưng, đỏ
  • Nhiệt độ, phát ban,…

Hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà

  • Cho trẻ uống thêm sữa, uống nhiều nước
  • Sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao
  • Chỗ tiêm bị sưng, đỏ có thể lau mát tại chỗ, dùng thuốc hạ sốt giảm đau cho trẻ khi cần
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ

Khi cho những biểu hiện sau đưa trẻ đến bệnh liền liền

  • Khi trẻ cảm thấy khó thở, phát ban, sưng đỏ
  • Trong tình trạng trẻ bị kiệt sức, xanh xao, buồn ngủ, bất tỉnh
  • Sốt cao, nôn, tiêu chay sau khi tiêm vài giờ
  • Co giật, trẻ khóc liên tục mấy giờ đồng hồ
  • Bầm tím, chảy máu ở nhiều chỗ tại tiêm.

Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 đến 12 tuổi chuẩn nhất 2019-3

Với những thông tin về lịch tiêm chủng cho trẻ em 2019, ba mẹ nên nắm rõ để đưa trẻ đi tiêm chủng đúng định kì. Bảo vệ trẻ không bị lây nhiễm bệnh và khỏe mạnh để phát triển một cách toàn diện. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp các phụ huynh chăm sóc trẻ khỏe mạnh và an toàn.

Bài Liên Quan: