Những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khi ra ngoài bụng mẹ, do cơ thể còn non yếu nến sẽ dễ mắc phải một số bệnh thường gặp như: rôm sảy, tưa lưỡi, hăm, sốt, nôn trớ …. Wikicachlam sẽ giúp các mẹ biết các nhận biết, và cách xử trí các trường hợp này.

1. Rôm sảy

Rôm sảy thường trẻ nào cũng mắc phải, do những vùng da bị bí tắc mồ hôi, làm những vùng da đó bị xuất hiện các nốt mẩn đỏ li ti làm trẻ ngứa ngáy khó chịu.

Vì thế để phòng rôm sảy cho trẻ nhỏ cha mẹ cần vệ sinh cho con được sạch sẽ. Mặc quần áo cotton thoáng mát cho trẻ để thấm hút mồ hôi. Thường xuyên vệ sinh nhất là vùng kín sau khi trẻ vệ sinh, thay tã bỉm cho trẻ, không để mặc tã quá lâu sẽ dễ gây rôm sảy.

Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm bôi lên chổ rôm rẩy. Thường xuyên kiểm tra lưng của bé vào mùa đông nếu thấy mồ hôi là bạn đã ủ quá ấm. Quần áo của bé phải được giặt bằng loại giặt xã của em bé và được phơi ở nơi không có bụi khói.

2. Tưa lưỡi

Trẻ bị tưa lưỡi khi xuất hiện những mảng trắng có thể kèm theo những vết loét nhỏ bám vào bề mặt lưỡi bé. Các vết loét này có thể lan rộng sang vùng lợi, niêm mạc miệng của bé.

Nguyên nhân rất đa dạng, có thể do con bú sữa ngoài nhiều, hay do nấm candida, hoặc mẹ không vệ sinh núm vú sạch sẽ.

Nếu bé bị tưa nhẹ bạn nên dùng gạc đánh tưa & nước muối sinh lý vệ sinh cho bé ngày 2 lần. Còn nếu bé bị nặng hơn bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ. Tuyệt đối không được dùng mật ong và chanh để đánh tưa lưỡi cho bé vì trong mật ong có nhiều vi khuẩn không tốt cho bé.
Điều quan trọng là các bà mẹ không nên tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, vì bé còn quá nhỏ nên có thể khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.

Xem Thêm  Sau sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì để không bị sẹo lồi

Những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh-1

3. Hăm 

Các vết đỏ ở các vùng như mông, bụng dưới, đùi trên. Các vết rát này đỏ tươi , bóng ,tiết dịch, gây đau , sau đó có thể bong vảy.

Nguyên nhân do mẹ để da của bé bị ẩm ướt trong một thời gian dài, hay sử dụng tã trong thời gian quá lâu.

Vì vậy mẹ cần vệ sinh cho con sạch sẽ, làm sạch vùng da bị hăm bằng nước ấm, sạch và dùng loại khăn lau chất liệu cotton mềm mịn , dể thấm. Lau sạch và khô vùng bẹn và mông sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện. Tốt nhất nên hạn chế cho con mặc tã bỉm khi con đang bị hăm. Bôi thuốc chống hăm cho trẻ sau khi vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra không nên dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của trẻ vì sẽ làm lỗ chôn lông bị bít lại, gây kích ứng nặng hơn. Mặc loại quần rộng, chất liệu mỏng, dể thấm nước.

4. Nôn trớ

Thực quản, dạ dày trẻ sơ sinh gần như một đường thẳng , chưa tạo thành góc cong như người lớn . Dạ dày trẻ sơ sinh còn nhỏ nhưng các mẹ cho bé ăn quá nhiều.

Nếu trẻ hay bị nôn trớ thì hãy cho con ăn thành từng bữa ăn nhỏ, khi con ăn xong thì không nên đùa giỡn mà hãy cho bé ngồi cố định một chỗ để thức ăn tiêu hóa. Ngoài ra, nếu trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày và kéo dài thì nên cho con đi khám, có thể con đã mắc bệnh trào ngược dạ dày.

Xem Thêm  Cây mật gấu trị bệnh gì? Tác dụng và cách dùng của cây mật gấu

5. Táo bón 

Trẻ mắc bệnh táo bón thường bị đau bụng, khó đi tiêu, phân cứng và khó thoát.

Nguyên nhân có thể do chế độ ăn của mẹ thiếu chất xơ, nhiều chất béo. Cho trẻ dùng sữa bột, mà loại sữa đó nóng.

Vì thế người mẹ hãy thay đổi chế độ ăn bằng cách ăn nhiều rau quả và uống nhiều nước. Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng, theo chiều khung đại tràng 3-4 lần trên ngày. Có thể dùng tăm bông chấm mật ong pha nước ấm tỷ lệ 1 mật ong 3 nước và bôi vào lỗ hậu môn để tạo phản xạ ị cho trẻ. Việc phải thụt hậu môn là bất đắc dĩ và không nên làm sẽ gây phản xạ không tốt cho bé, tuy nhiên cũng là cần thiết để giải quyết táo bón cho bé

6. Viêm rốn

Trung bình rốn của trẻ sơ sinh từ 4-12 ngày sẽ rụng. Tuy nhiên con so thường muộn hơn con rạ, trẻ đẻ non rụng muộn hơn trẻ đẻ đủ tháng.Những trường hợp viêm rốn rốn sẽ rụng muộn hơn. Khi bị viêm, xung quanh rốn sưng đỏ tấy lên, đầu rốn chảy ra các chất mủ hoặc rỉ ra chất dịch nhiều mũ thường có mùi hôi thối khó chịu

Nguyên nhân là do giữ vệ sinh kém hoặc không biết cách chăm sóc rốn cho bé, dẫn đến nhiễm trùng, viêm rốn.

Vì thế cần phải thay băng rốn hàng ngày với gạc vô trùng và sát khuẩn bằng cồn 70 độ . Giữ vệ sinh tốt cho bé không để nước tiểu và phân vào dây vào rốn. Cần đi khám khi trẻ có biểu hiện sốt, rốn có nhiều mũ, chảy máu.

Xem Thêm  Viêm họng và những điều cần biết ở trẻ

7. Viêm da 

Nếu trẻ bị viêm da sẽ có những biểu hiện thường thấy những nốt nhỏ li ti mầu đỏ sau đó phát triển thành những nốt to bọng mũ, mầu trắng ở vùng nách cổ, nếp lằn bẹn, lưng, sau tai. Để tự vỡ nó sẽ lan rất nhanh. Những mụn mủ này tiến triễn rất nhanh lây lên khắp người nếu không được điều trị.

Nguyên nhân có thể do mẹ đẻ đường dưới âm đạo của mẹ có vi khuẩn. Vệ sinh cho bé kém. Trời nóng mồ hôi nhiều mà bé không được tắm

Dùng tăm bông chọc thủng những mụn mủ,lau sạch mủ, Dùng bông khô tẩm dung dịch sát khuẩn, sát khuẩn mụn mủ.
Bôi dung dịch xanhmetylen vào. Vẫn tắm cho bé ngày một lần.

Cha mẹ cần tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho bé, lau khô da sau đó mới mặc quần áo và tã cho bé. Mặc quần áo thoáng mát bằng cotton. Quần áo của bé phải được giặt bằng dung dịch giặt xã của bé để đảm bảo an toàn cho bé.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: