Những câu hỏi thường gặp về răng miệng ở bé

Hàm răng khỏe mạnh chính là yếu tố quan trọng để có một sức khỏe toàn diện. Răng giúp cho em bé của bạn nhai thức ăn, hình thành từ và âm khi nói. Răng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển quai hàm của bé. Và khi bàn đến vấn đề răng của trẻ , các bậc phụ huynh có vẻ có nhiều câu hỏi hơn là câu tả lời . Do đó chúng tôi đã nhờ các chuyên gia giải đáp những thắc mắc về việc chống sâu răng cũng như những tổn thương về răng  và nhiều vấn đề khác.

Những câu hỏi thường gặp về răng miệng ở bé-1

Những câu hỏi thường gặp: 

Sau đây là những câu hỏi thường gặp và giải đáp về vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ.

1. Khi nào nên bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ?

Thông thường chiếc răng đầu tiên của trẻ chỉ mọc khi trẻ khỏang 6 tháng tuổi. Đến khi tất cả các răng của trẻ đã mọc trẻ sẽ có khỏang 20 chiếc . Tuy nhiên ngay từ khi sinh ra , hàng ngày bạn nên rửa nhẹ lợi cho trẻ với nước ấm, sử dụng gạt hoặc vải mềm.

Những câu hỏi thường gặp về răng miệng ở bé-2

Nếu bạn tạo cho trẻ một thói quen ngay từ sớm, trẻ sẽ quen với việc vệ sinh răng miệng khi đã mọc răng. Điều này sẽ giúp ích nhiều cho bạn khi bạn cần thật sự đánh răng cho trẻ. Việc làm sạch lợi không cho sữa bám lại những hốc trên lợi  và giảm nguy cơ trẻ mắc phải bệnh tưa miệng, một chứng bệnh nhiễm trùng men miệng. Thời gian lý tưởng để bạn đánh răng cho bé là ngay trước khi bé đi ngủ, lúc cơ thể trẻ ít sản sinh nước bọt – chất làm sạch tự nhiên.

Xem Thêm  Cho con bú ở tư thế nào là tốt nhất?

Những câu hỏi thường gặp về răng miệng ở bé-3

2. Nên làm sạch răng và nướu trẻ như thế nào?

Hãy dùng một miếng vải mềm và ẩm để làm sạch nướu. Khi bạn cảm thấy trẻ đủ cứng cáp để dùng bàn chải đánh răng, hãy dùng loại bàn chải lông mềm và đầu bàn chải nhỏ. Có thể thay bàn chải thường xuyên (khoảng 3 tháng 1 lần) hoặc khi bàn chải đã có dấu hiệu bị tưa.

Những câu hỏi thường gặp về răng miệng ở bé-4

3. Có nên dùng kem đánh răng cho trẻ hay không?

Khi trẻ được 2 tuổi, bạn có thể cho trẻ sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ em và chỉ nên dùng một ít thôi. Kem đánh răng dành cho trẻ em có ít chất flour và đặc biệt bổ sung nhiều canxi hơn cho răng trẻ.

 

4. Những thức ăn nào dễ gây sâu răng nhất?

Tất cả thức ăn giàu hydratcacbon, có chứa đường đều phân hủy men răng gây sâu răng.
Trong thực tế, 90% những đồ chúng ta ăn, bao gồm những thức ăn rất cần cho sức khỏe và một chế độ ăn uống cân đối như bánh mì , ngũ cốc và hoa quả đều có chứa đường và tinh bột có thể gây sâu răng .

Vấn đề thực chất không phải là lượng đường trong thức ăn mà là thời gian chúng dính trong răng . Một trong những tác nnhân tồi tệ nhất là những miếng thức ăn dính vào răng hàm sâu trong răng miệng và chậm phân hủy . Những loại thức ăn này gồm kẹo dẽo hay kẹo dính, chíp, snack hay bánh bích quy. Kẹo ngậm , hoa quả và soda cũng là những nguyên nhân chính vì chúng bao phủ răng trong đường trong thời gian hàng phút.

Những câu hỏi thường gặp về răng miệng ở bé-5

Thật đáng ngạc nhiên, những thức ăn vặt tốt cho răng lợi bao gồm bơ, lạc và socola  vì chúng được tiêu hóa rất nhanh. Socola thậm chí còn ngăn chặn những vi khuẩn gây sâu răng . Trong thực tế, các nha sĩ hiện đang khuyên rằng nên cho trẻ uống sữa socola vì trẻ thích uống loại này  và có thể nhận lượng canxi để có hàm răng chắc khỏe. Những thức ăn hạn chế sâu răng còn bao gồm phomat giàu canxi . Chúng có thể kích thích dòng nước bọt và trung hòa các axit trong miệng.

Những câu hỏi thường gặp về răng miệng ở bé-6

5. Có những cách nào giúp ngăn chặn sâu răng?

Điều đầu tiên là tất cả mọi người trong gia đình phải chăm sóc tốt cho răng của mình. Những thành viên trong gia đình với nhiều vi khuẩn trong miệng có thể truyền qua em bé và trẻ em.

Xem Thêm  Bảng tra chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần chuẩn nhất

Trẻ em nên đánh răng 2 lần một ngày. Mọi người cũng nên tới khám nha sĩ 2 lần một năm. Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể chỉ cho bạn cách đánh răng cho trẻ chính xác. Bạn nên cố gắng dẫn trẻ đi nha sĩ trước khi trẻ được 3 tuổi. Trong lần khám đầu tiên, nha sĩ sẽ đánh giá vị trí hàm của trẻ, kiểm tra xem các răng có dấu hiệu bị sâu hay không và hướng dẫn bạn làm sao để chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất cho trẻ.

Những câu hỏi thường gặp về răng miệng ở bé-7

Nên hạn chế đồ ăn vặt và đồ uống ngọt giữa và sau các bữa ăn. Sắp xếp các bữa ăn chính và ăn phụ trong khoảng thời gian hợp lí. Quá nhiều đồ ăn vặt ngọt giữa các bữa ăn có thể gây nên sâu răng. Các đồ ăn vặt thân thiện với răng bao gồm trái cây tươi và rau củ, phô mai và bánh quy giòn.

6. Việc cho con bú bình có ảnh hưởng đến vấn đề sâu răng không?

Sâu răng do bú bình là hiện tượng sâu răng (thường là răng cửa) bởi axit tấn công men răng. Tình trạng này xảy ra do tiếp xúc với chất lỏng nào đó (trừ nước) trong thời gian quá lâu. Thường xảy ra ở trẻ bú bình trong khi ngủ. Tuy nhiên, hiện tượng này không chỉ xảy ra ở những trẻ bú bình mà còn gặp phải ở trẻ bú mẹ quá lâu.

Đề phòng ngừa sâu răng do bú bình, hãy làm những việc đơn giản như sau:

Chỉ cho trẻ bú bình hoặc bú mẹ khi đến bữa ăn và không cho trẻ bú trong khi ngủ.

Những câu hỏi thường gặp về răng miệng ở bé-8

Tránh cho trẻ uống nước trái cây, nước ngọt có ga hay những thức uống có đường khác trong bình sữa.

Em bé có thể bắt đầu sử dụng cốc uống sữa khi được 6 tháng tuổi. Dừng việc đưa cho em bé bú bình khi đã được 1 tuổi. Không để cho em bé đi vòng quanh với chiếc cốc trừ khi nó chỉ có nước lọc bên trong cốc. Dạy cho trẻ uống bằng ly hoặc bằng ống hút khi trẻ đã sẵn sàng (thường là khi trẻ được 1 tuổi).

Xem Thêm  Cách nhận biết nhóm máu qua kết quả xét nghiệm

Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt và đánh răng thường xuyên.

7. Thói quen ngậm tay có hại cho răng của trẻ sau này hay không?

Chắc chắn rằng nếu thói quen này kéo dài sau giai đoạn sơ sinh có thể dẫn đến răng trẻ bị lệch, hô răng, và có thể làm biến đổi hàm trên của trẻ.

Những câu hỏi thường gặp về răng miệng ở bé-9

8. Răng của trẻ mọc theo thứ tự nào?

  1. Răng cửa giữa hàm dưới
  2. Răng cửa giữa hàm trên
  3. Răng cửa bên hàm trên
  4. Răng cửa bên hàm dưới
  5. Răng hàm nhỏ thứ nhất của hàm trên
  6. Răng hàm nhỏ thứ nhất của hàm dưới
  7. Răng nanh hàm trên
  8. Răng nanh hàm dưới
  9. Răng hàm nhỏ thứ hai của hàm dưới
  10. Răng hàm nhỏ thứ hai của hàm trên

9.Tại sao việc giữ gìn vệ sinh răng miệng của trẻ đóng vai trò quan trọng?

Việc giữ gìn vệ sinh cho những chiếc răng đầu tiên của trẻ là hết sức quan trọng. Nếu không có răng, khả năng nói của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ không ăn được nhiều thức ăn bổ dưỡng và nụ cười cũng kém phần xinh xắn. Hàm răng đầu tiên giúp giữ khoảng cách chuẩn giữa các răng để thuận tiện cho việc thay răng sau này.

10. Làm sao để chắc chắn rằng răng của bé đã sạch?

Một em bé tự đánh răng trông thật dễ thương , nhưng chắc chăn bé chưa làm tốt việc này. Trước khi trẻ được 6 hoặc 7 tuổi , trẻ sẽ thiếu sự khéo léo cần thiết để loại bỏ hòan tòan các mảng bám. Vì vậy bạn cần theo sát hổ trợ trẻ , đây là một số lời khuyên giúp bạn thực hiện tốt việc đó.

  Hãy giúp bé một tay: Hãy tôn trọng sự tự lập của trẻ , nói với bé rằng đánh răng là việc cần 2 người cùng làm . Hãy để trẻ tự đánh răng trong khỏang 1 phút, sau đó bạn hãy tham gia vào . Đừng cho bé cảm thấy mình làm không tốt . Thay vào đó bạn hãy nói con đã làm rất tốt, để bố/mẹ làm nốt cho , hoặc giải thích rằng bạn chỉ muốn kiểm tra những gì trẻ vừa mới làm

– Theo dõi ngay cả khi trẻ đã đủ lớn để đánh răng, bạn vẫn cần phải thận trọng . Thọc bàn chải vào quá sâu trong cuống họng hoặc tìm cách trốn không đánh răng  là những lỗi thường gặp.

 

Bài Liên Quan: