Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ mọc răng

Khi bé bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, đây là lúc những chiếc răng bé xíu đầu tiên của bé xuất hiện. Bé mọc răng thường sẽ thấy khó chịu do đau nhức phần lợi ,theo đó là những triệu chứng đi kèm như: bị sốt, tiêu chảy nhẹ, biếng ăn, hay quấy khóc,…Bé sốt do mọc răng thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày, sau khi răng mọc lên là bé hết sốt. Vì vậy những lúc thế này cha mẹ không nên lo lắng nhiều mà hãy theo dõi triệu chứng và tiềm hiểu thông tin để cùng bé yêu vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đồng thời quan sát xem bé có kèm theo các dấu hiệu gì bất thường không, nếu có hãy đừa bé đến khám bác sĩ ngay.

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ mọc răng-1

Dấu hiệu trẻ mọc răng bị sốt

Khi bé mọc răng bố mẹ có thể nhận biết được con có bị sốt không qua các dấu hiệu sau:

Trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ, dễ bị kích động, bứt rứt khó chịu.
Một số trẻ bị chảy dãi, thích kéo tay, thường gặm cắn đồ vật vì ngứa lợi. Vào giai đoạn mọc răng trẻ thường sốt và đôi khi kèm đi ngoài…

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ mọc răng-2
Trẻ cảm thấy ngứa nướu tại chỗ răng nhú lên, trẻ hay cho ngón tay, đồ chơi hoặc bất kỳ vật gì trong tay vào miếng để cắn. Trẻ có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Có nhiều trẻ thường quấy khóc và trẻ biếng ăn hơn, thậm chí trẻ còn bị sụt cân. Thông thường, khoảng 2 -3 ngày sau đó, những chiếc răng mới nhú lên thì cũng là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn. Nhiều trường hợp, bé sốt là do mắc chứng bệnh truyền nhiễm: bé sốt liên tục, ít hoặc hầu như không kèm theo các dấu hiệu mọc răng.

Để biết chắc bé sốt có phải là do mọc răng hay không, nên đưa bé đi khám. Nhiều trường hợp, người mẹ có thể nhẫm lẫn giữa tình trạng sốt mọc răng và sốt do những nguyên nhân khác.

Xem Thêm  Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh sỏi thận ở người già

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ mọc răng-3

Cách chăm sóc khi bé mọc răng

Trước khi răng nhú lên, bạn sẽ thấy phần nướu của bé đỏ và sưng to, đôi khi sẽ kèm theo sốt nhẹ. Việc mọc răng thường làm bé bị đau và rất khó chịu, vì thế bé hay quấy khóc và trở nên biếng ăn, do đó dẫn đến sụt cân. Thế nên, tốt nhất bạn nên ôm ấp, quan tâm bé nhiều hơn. Nếu bé chán ăn, hãy thử thay đổi chế bữa ăn của bé bằng bột, sữa hoặc cháo loãng.

Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38oC là bé sốt vừa, trên 38oC là bé sốt cao. Trường hợp bé sốt trên 38, 5 độ, bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước đó và cho bé uống đúng theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Bởi vì, bé sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong). Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ mọc răng-4

Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa. Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.cắn vào lưỡi.

Tiếp đến, đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh… Sốt cao co giật hay đi kèm các dấu hiệu khác như: phát ban, khó thở…

Xem Thêm  Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em

Việc đi ngoài ra phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày (còn gọi là đi tướt) trong thời gian từ 3-7 ngày cũng có thể xảy ra. Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, cứ việc cho ăn uống bình thường. Còn nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa bé đến bệnh viện.

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ mọc răng-5

Sau khi ăn hoặc bé vừa mới bú sữa thì nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày, đảm bảo rằng răng miệng bé luôn được bảo đảm sạch sẽ. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu.

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường cảm thấy ngứa lợi, nên đặc biệt thích gặm nhấm, cắn các vật rắn. Chính vì vậy bạn nên cẩn thận trong việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ, tốt nhất nên làm bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Nếu được bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ.

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ mọc răng-6

Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong hơn một tuần lễ, hoặc trẻ có nguy cơ chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần phải đi khám.

Xem Thêm  Thực đơn dinh dưỡng giúp bé ngủ ngon giấc hơn

Nếu đến 12 tháng mà trẻ vẫn chưa mọc một cái răng nào thì rất có thể trẻ đã bị mọc răng chậm do thiếu dinh dưỡng hoặc còi xương. Biện pháp xử lý là cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D, nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước đó.

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ mọc răng-7

Các cha mẹ nên nhớ rằng, khi trẻ mọc răng không bao giờ kèm theo các triệu chứng như: sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, mà có thể là triệu chứng của bệnh khác. Khi đó các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được bác sỉ chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, các mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày. Khi mọc răng, các bé có thể không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Bạn có thể chuẩn bị loại thức ăn sau nhằm khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn cho bé hàng ngày.

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ mọc răng-8

Có thể cho bé ăn các loại thực phẩm xay nhuyễn ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn. Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Có thể cho bé uống nước ép trái cây pha với nước. Bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.

Chúc các bé luôn vui vẻ, khỏe mạnh!

 

Bài Liên Quan: