Nợ xấu là gì? Cách xử lý nợ xấu ngân hàng

Nợ xấu là một thuật ngữ thường hay nhắc đến tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khi nói đến các khoản vay. Khi bị vướng vào nợ xấu thì uy tín của người vay sẽ bị mất đi thậm chí là không được ngân hàng xét duyệt cho vay thêm khoản nào nữa. Vậy nợ xấu là gì? Nguyên nhân nào gây nên nơ xấu và cách khắc phục nó như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là gì? Cách xử lý nợ xấu ngân hàng-1

Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn của ngân hàng, nợ quá hạn hoặc các khoản nợ bị nghi ngờ về khả năng chi trả lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Nợ xấu thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản.

Nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn trả gốc lẫn lãi thường quá 3 tháng, ngân hàng sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hoạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Nguyên nhân gây nên nợ xấu ngân hàng

– Do khách hàng mua hàng trả góp tại các siêu thị nhưng không trả tiền đầy đủ và đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng vay tiền.

– Do khách hàng sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dẫn đến việc mất khả năng thanh toán nên không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

– Do khách hàng sử dụng thẻ thấu chi của các ngân hàng theo lương và chi tiêu quá mức nên đến kỳ thanh toán trong tài khoản lương không có tiền trả nên phát sinh nợ quá hạn.

Xem Thêm  Uyên Pu là ai? Tên thật là gì, sinh năm bao nhiêu?

– Do khách hàng không biết hay cố tình không chấp nhận các khoản phí phạt khi quá hạn ngày thanh toán, các khoản phí phạt này sẽ chuyển thành các khoản nợ quá hạn.

– Khách hàng không chấp nhận cách tính lãi của khoản vay và cố tình không trả nợ dẫn đến khoản vay bị quá hạn chuyển thành nợ xấu….

Qua đó ta có thể thấy nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là do xuất phát từ thái độ của người vay tiền. Nếu bạn đã bị liệt vào danh sách nợ xấu ngân hàng thì bạn sẽ không thể vay thêm bất kỳ một khoản vay nào nữa tại bất kỳ một tổ chức tài chính hay ngân hàng nào vì đây chính là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định điều kiện cho vay của ngân hàng.

Phân loại các nhóm nợ trên CIC

Hệ thống Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam (CIC) sẽ cập nhật tất cả các thông tin khách hàng đã và đang vay vốn tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng và phân chia thành 5 nhóm nợ sau đây:

Nợ xấu là gì? Cách xử lý nợ xấu ngân hàng-2

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

– Các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn.

– Các khoản nợ trong hạn;

– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (Khách hàng quá hạn từ 1 đến 10 ngày sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn 150%)

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

– Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

Xem Thêm  Sử dụng ma túy đá bị phạt như thế nào?

– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn):

– Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):

– Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Những khách hàng nào được xếp vào nhóm 3, 4, 5 sẽ được xếp vào nhóm nợ xấu và khó có thể vay thêm một khoản vay nào tại các tổ chức tài chính hay ngân hàng khác. Các thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng vay vốn trên hệ thống CIC sẽ được lưu trữ trong vòng 3 – 5 năm kể từ thời điểm người đi vay trả đầy đủ gốc lẫn lãi.

Làm gì để tránh nợ xấu

Nợ xấu là gì? Cách xử lý nợ xấu ngân hàng-3

Để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu thì các bạn nên xem xét kỹ khả năng tài chính cũng như khả năng trả nợ của mình trước khi vay tiền. Bạn nên tính toán trước mình cần trả bao nhiêu mỗi tháng, biết cân đối các khoản nhu cầu chi tiêu với mức thu nhập. Bởi vì nếu số tiền phải trả hàng tháng quá cao vượt qua 70% thu nhập của bạn thì bạn sẽ không thể trả nổi sẽ dễ gây nên tình trạng nợ xấu xuất hiện.

Xem Thêm  STT đàn ông lăng nhăng, ngoại tình, STT đàn ông ham của lạ

Nếu bạn cố gắng vay tiền tại các tổ chức tín dụng khác để bù nợ thì lại càng không nên vì như vậy sẽ khiến cho lịch sử tín dụng trong 2 năm gần nhất của bạn không tốt. Thậm chí như vậy có thể bị lừa tốn các chi phí bôi trơn, thời gian không cần thiết mà vẫn không vay được.

Đối với những khách hàng dùng thẻ tín dụng thì cần lưu ý phải luôn thanh toán nợ đến hạn, không dùng quá mức khả năng thanh toán trong tháng và đặc biệt không nên vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ.

Nợ xấu ngân hàng bao lâu được xóa?

– Với những ai chỉ quá hạn dưới 10 ngày có thể được các ngân hàng xem xét và cung ứng vốn ngay nếu có nhu cầu.

– Với nhóm nợ xấu thứ 2 phải sau 1 năm mới được tiếp tục vay.

– Từ nhóm 3 trở đi, người vay sẽ rất khó khăn để có thể tiếp tục vay vốn. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm.

Qua bài viết này các bạn đã biết nợ xấu là gì và những nguyên nhân cũng như cách để phòng tránh nợ xấu. Khi bạn thực hiện vay tiền tại bất kỳ một tổ chức tín dụng nào thì các thông tin và lịch sử tín dụng của bạn sẽ được ghi nhận, cập nhật trên hệ thống CIC. Ngân hàng sẽ căn cứ vào đó để phân loại khoản nợ của bạn, thế nên tốt nhất bạn đừng để bản thân mình bị liệt vào hàng nợ xấu và không thể vay thêm bất kỳ khoản vay nào được nữa trong khoảng thời gian dài.

Bài Liên Quan: