Phòng ngừa bệnh cơ xương khớp ở trẻ em

Trẻ em thường rất dễ bị mắc các bệnh về cơ, xương, khớp và mỗi bệnh sẽ có một đặc trưng riêng. Một số các bệnh khớp ở trẻ em như thấp khớp cấp, viêm khớp thiếu niên, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp mủ do vi khuẩn thông thường hay do vi khuẩn lao, dị dạng cột sống, còi xương…

Một khi trẻ mắc bệnh này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cấu tạo, hoạt động và phát triển cơ thể trẻ em, các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Do đó cần dự phòng các bệnh này ở trẻ là điều rất quan trọng.

1. Những yếu tố gây bệnh cơ xương khớp ở trẻ em

Một số bệnh xương khớp có tính chất gia đình. Nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh khớp thì trẻ em sinh ra trong gia đình này sẽ thường hay bị mắc hơn những trẻ sinh ra trong gia đình không có người mắc.

Một điều rất quan trọng là lối sống lành mạnh của cha mẹ đóng vai trò quyết định sức khỏe của con cái. Nếu cha mẹ hút thuốc lá, uống rượu nhiều, mắc các bệnh cảm cúm do virut hay dùng thuốc không hợp lý trong thời kỳ mang thai, đẻ con quá muộn có thể dẫn tới sự xuất hiện những dị tật cơ xương khớp ở con cái của họ.

Phòng ngừa bệnh cơ xương khớp ở trẻ em-1

Một số trẻ em mắc các bệnh xương khớp bẩm sinh như bệnh lý tạo xương không hoàn thiện, dị tật bẩm sinh (gai đôi cột sống, quá phát mỏm ngang thân đốt sống, thắt lưng hóa đốt sống cùng 1, cùng hóa đốt sống thắt lưng 5). Chính vì vậy, dự phòng các bệnh cơ xương khớp ở trẻ em phải bắt đầu ngay từ khi chúng chưa ra đời, tức là ở thế hệ cha mẹ.

Xem Thêm  Cách chữa bệnh hen suyễn ở người già

Sự thay đổi thời tiết cũng dễ làm cho trẻ mắc bệnh xương cơ khớp nhiều hơn. Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất hay mắc các bệnh tai mũi họng như viêm họng hạt, viêm amiđan, viêm xoang, VA, viêm mủ ngoài da. Đó chính là nguyên nhân để vi khuẩn xâm nhập cơ thể và gây ra nhiều bệnh khớp, để lại nhiều di chứng nặng nề như thấp tim, viêm khớp nhiễm khuẩn. Do vậy, cha mẹ cần giáo dục cho trẻ em thói quen vệ sinh cơ thể, cho trẻ ăn uống đủ chất sẽ rất có ích cho sức khỏe của trẻ và có thể dự phòng được nhiều bệnh, trong đó có cả các bệnh cơ xương khớp.

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong xuất hiện bệnh lý cơ xương khớp. Ngay từ bé, trẻ em đã có sự phát triển cơ xương khớp rất nhanh, sự phát triển đặc biệt gia tăng ở độ tuổi dậy thì. Trẻ em cần rất nhiều canxi, vitamin D, protein và các chất khác để xây dựng khung xương của mình. Nếu trẻ ăn uống không đủ chất và số lượng thì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, dẫn đến bệnh còi xương. Ngược lại nếu ăn uống quá thừa dinh dưỡng có thể bị béo phì. Điều đó làm tăng tải trọng khá lớn lên hệ thống cơ xương của trẻ, dẫn đến các triệu chứng đau thắt lưng, đau khớp háng hay gối. Trẻ em có hệ thống xương đang phát triển nên chưa ổn định. Do vậy một số trẻ em hay bị đau các xương dài ở chi dưới, chủ yếu do xương phát triển nhanh quá. Cha mẹ phải cho trẻ chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với đặc điểm thể chất, tâm lý của từng trẻ.

Xem Thêm  Chế độ ăn uống cho phụ nữ mãn kinh

Sự thiếu hụt hormon tăng trưởng GH gây lùn do tuyến yên ở trẻ em. Bệnh Basedow gây cường năng tuyến giáp cũng làm loãng xương. Viêm khớp thiếu niên làm hạn chế rất lớn khả năng vận động của trẻ.

Trẻ em có đặc tính rất hiếu động, hay chạy nhảy, tập thể thao quá mức nên dễ bị chấn thương, thậm chí có thể bị gãy xương. Chính chương trình học quá tải ở các trường học cũng có thể là nguyên nhân gây nên tổn thương cột sống vốn còn non nớt của trẻ.

Việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời góp phần tránh được ảnh hưởng tiêu cực của các bệnh này lên hệ thống vận động của trẻ em. Tuy nhiên, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc chứa corticoid, vì các thuốc này có thể gây ra rất nhiều biến chứng như loãng xương, gãy xương, teo cơ…

2. Phòng tránh bệnh xương khớp ở trẻ như thế nào?

Hiện nay với chế độ học quá tải, nhiều trẻ phải mang theo khá nhiều sách vở đến trường, làm cho vai của trẻ gánh quá nặng sẽ dẫn đến tình trạng lệch xương vai.

Bàn ghế học tập trên lớp không hợp lý làm trẻ mệt mỏi, phải gù cong lưng nhiều dẫn đến vẹo cột sống. Chính gánh nặng học tập đó ảnh hưởng rất tiêu cực lên sự phát triển bình thường của trẻ em.

Việc cải cách giáo dục hy vọng là sẽ giảm tải được gánh nặng giáo dục, trả lại cho trẻ em tuổi thơ và sự hồn nhiên, ngây thơ, bình yên.

Xem Thêm  Những câu hỏi thường gặp về tiêm chủng

Để phát triển hệ cơ xương khớp một cách bình thường, cần chú ý đến chế độ tập thể thao thường xuyên cho trẻ để trẻ phát triển cơ xương toàn diện.

Tóm lại, dự phòng tốt nhất các bệnh xương khớp ở trẻ em đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp của cha mẹ, thầy cô giáo, y tế học đường, của tất cả các ngành, các cấp. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể tạo nên được một thế hệ trẻ em khỏe mạnh, nguồn động lực phát triển trong tương lai của toàn xã hội.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: