Phụ nữ sắp sinh thường có biểu hiện gì?

Phụ nữ sắp sinh đa số tâm lý thường bất an, hay lo lắng, nhiều thai phụ căng thẳng, sợ hãi khiến cuộc sống càng trở nên áp lực không tốt cho việc sinh đẻ sau này. Hãy tìm hiểu những dấu hiệu sắp sinh để có những chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh con sắp tới các mẹ nhé. Những dấu hiệu này có thể xuất hiện sau tuần 37 thai kỳ vì lúc này bé đã được coi là đủ ngày, tháng và có thể chào đời khỏe mạnh hoàn toàn.

Những dấu hiệu của phụ nữ sắp sinh

1. Bụng bầu tụt xuống

Trong những tuần cuối của thai kỳ, thai phụ sẽ nhận thấy rõ bụng bầu sẽ có chiều hướng tụt xuống phía dưới để chuẩn bị cho bé chào đời . Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới. Còn với những mẹ mang bầu lần 2 thì sẽ không nhận thấy bụng bầu tụt xuống cho đến ngày sinh nở bởi vì cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng. Rất dễ để nhận thấy, các mẹ có thể quan sát ngực xem có còn chạm vào phần trên của bụng nữa không? Nếu thấy ngực không chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tụt sâu xuống dưới. Đây là dấu hiệu đầu tiên mẹ có thể dễ dạng nhận ra rằng đã sắp đến ngày được gặp mặt con yêu rồi.

Xem Thêm  Testosterone là gì? Vai trò của testosterone đối với nam giới

2. Tăng tiết dịch âm đạo

Ngày sinh gần kề, các mẹ sẽ thấy mình bị tăng tiết dịch âm đạo. Nguyên nhân là do cổ tử cung bắt đầu mở dần và tiết dịch âm đạo sẽ làm cổ tử cung mềm hơn, tạo điều kiện cho ca sinh nở được dễ dàng.

Do đó, đầu của bé sẽ chèn ép bàng quang của bạn nên sẽ làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn giống như trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên bạn sẽ thấy mình đi lại khó khăn hơn, lạch bạch hơn. Nhưng bạn sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi của bạn nữa làm cho áp lực của thai lên lồng ngực giảm.

Phụ nữ sắp sinh thường có biểu hiện gì?-1

3. Cổ tử cung bắt đầu mở

Cổ tử cung của các mẹ bầu sẽ bắt đầu dần dần mở rộng và trở nên mỏng hơn trong vài ngày hay vài tuần trước đó. Và vào đợt kiểm tra định kỳ, bác sĩ sẽ khám để kiểm tra độ mở cổ tử cung. Các mẹ bầu lưu ý là độ mở tử cung của mỗi thai phụ là khác nhau, có người mở nhiều có người mở ít.

4. Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn sinh con. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé ra đời.

Xem Thêm  Trẻ bị quai bị nên ăn gì?

5. Cảm thấy các khớp được dãn ra

Trong suốt thai kỳ, hóc-môn relaxin đã giúp cho các dây chằng của bạn trở nên mềm và dãn hơn. Lúc này các khớp của bạn sẽ được nới lỏng ra. Đó chỉ là một phản ứng tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu mở rộng, sẵn sàng cho bé yêu của bạn chào đời.

6. Tiêu chảy

Nguyên nhân là do các cơ trong tử cung của bạn đang dãn ra, chuẩn bị cho việc sinh nở và vô tình, nó làm cho toàn bộ cơ trong cơ thể bạn cũng được “nghỉ ngơi”, trong đó có cả vùng trực tràng. Chính điều này đã làm cho bạn đi tiêu lỏng hơn, hơi khó chịu một chút nhưng điều này là hoàn toàn bình thường và đây là một dấu hiệu sắp sinh tốt giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu. Lúc này thai phụ nên uống nhiều nước, tránh ăn những thức ăn khó tiêu và không nên ăn quá no.

7. Bạn ngừng tăng hay giảm cân

Vào những tháng cuối thai kỳ, cân nặng của bạn có xu hướng chậm lại và có khi bạn sẽ bị sụt một vài cân. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng gì đến cân nặng của bé.  Lúc này cơ thể mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.

8. Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ

Ở giai đoạn này, một số thai phụ sẽ có cảm giác mệt mỏi như trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bụng ngày càng to, cồng kềnh và sự chịu đựng của thận sẽ làm cho bạn cảm thấy khó có thể ngon giấc vào ban đêm trong suốt những tuần cuối thai kỳ. Thời gian này hãy tranh thủ nghỉ ngơi để em bé được khỏe mạnh.

9. Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính

Thông thường, vào vài ngày trước khi sinh, bạn sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Thời điểm này, nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, có thể sẽ bong ra trong tử cung. Tuy nhiên, nút nhầy này chỉ có thể mất đi trước khi đau đẻ một vài tuần, vài ngày hay vài giờ và nó là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng. Cũng có vài trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu chuyển dạ này được gọi là “máu báo” và nó là một tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu. Lúc này hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cổ tử cung xem đã nở ra được mấy phân, và theo dõi tim thai chuẩn bị cho công cuộc vượt cạn.

Xem Thêm  Những câu hỏi thường gặp về tiêm chủng

10. Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục

Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn. Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế. Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn. Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt ngày càng liên tục, đau đớn hơn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút.

11. Vỡ nước ối

Chắc hẳn có nhiều người nhầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Thực tế, chỉ có một số ít những thai phụ sinh con ngay sau khi vỡ ối, còn phần đông những phụ nữ khác thường mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.

Bài Liên Quan: