Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa

Nếu nói về những căn bệnh liên quan đến sức khỏe răng miệng thì chắc rằng, sâu răng là một trong những cái tên không thể bỏ qua. Sâu răng là gì? Tại sao chúng lại được coi là bệnh? Biểu hiện khi bị sâu răng ra sao? Sâu răng có biến chứng gì không? Làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả? Bài viết dưới đây của Wiki Cách Làm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tất cả những vấn đề này. Bây giờ, xin mời  mời các bạn cùng theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!

Sâu răng là gì?

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-1

Sâu răng là kết quả của một quá trình vi khuẩn gây hại tiếp xúc, tấn công vào các cấu trúc răng khiến những cấu trúc này bị phá vỡ, bề mặt thân răng bị tổn thương, lâu ngày hình thành những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng, dưới chân răng hay quanh thân răng.

Sâu răng là một bệnh lý liên quan đến răng miệng phổ biến hàng đầu trên mọi quốc gia, chúng có thể khiến cho người bệnh bị đau nhức, ăn không ngon ngủ không yên và thậm chí dẫn đến nhiễm trùng rồi gãy răng.

Diễn biến của bệnh sâu răng

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-2

1. Giai đoạn sâu răng I: Thân răng xuất hiện các đốm trắng

Đây là giai đoạn sơ khai nhất của sâu răng, những vi khuẩn gây hại sẽ tiến hành ăn sâu và tấn công liên tục vào thân răng mỗi ngày, dấu hiệu đầu tiên là những đốm trắng. Tuy nhiên nếu không để ý kĩ thì giai đoạn này không thể được nhận biết một cách dễ dàng.

Xem Thêm  Top 10 kem dưỡng da cho nam giới tốt nhất 2020

2. Giai đoạn sâu răng II: Sâu men răng

Bước vào giai đoạn sâu răng này, những chiếc răng của bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn với những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh, thậm chí xuất hiện cảm giác tê buốt mỗi khi ăn những món ăn này. Đồng thời những vi khuẩn đã phát triển lan rộng và tích tụ thành những đôm nâu hoặc đen dễ nhận thấy trên bề mặt răng.

3. Giai đoạn sâu răng III: Sâu ngà răng

Khi sâu răng tiến triển đến giai đoạn này, những vi khuẩn gây sâu răng sẽ mạnh mẽ tấn công đến lớp ngà răng bên trong, thậm chí là đến tủy và gâu ra những cơn đau nhức dữ dội chưa từng có trong những giai đoạn trước đây.

4. Giai đoạn sâu răng IV: Viêm tủy răng

Đây là giai đoạn nặng nhất của sâu răng đòi hỏi phương pháp chữa trị phức tạp hơn, lâu hơn và tốn kém hơn. Khi tủy bị viêm sẽ dễ dẫn đến tình trạng áp xe răng hay thậm chí là viêm xương hàm, khiến xương hàm sưng to. Đặc biệt còn có thể làm cho gãy răng vĩnh viễn.

Biểu hiện của bệnh sâu răng

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-3

Biểu hiện của bệnh sâu răng là gì? Hãy cùng chúng tôi điểm qua những biểu hiện dưới đây của căn bệnh khổ sở này nhé!

  • Đau nhức răng;
  • Răng tê buốt, nhạy cảm hơn trước;
  • Bạn có thể nhìn thấy những mảng đen hay đường đen tại chân răng, bề mặt răng;
  • Bạn có thể nhìn thấy những lõm sâu trên thân răng;
  • Bạn đau buốt mỗi khi nhai cắn thức ăn;
  • Sốt;
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu;
  • Đau răng dữ dội.

Nguyên nhân gây bệnh sâu răng

1. Sâu răng do vi khuẩn gây ra

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-4

Đường và tinh bột khi vào khoang miệng sẽ làm xuất hiện các vi khuẩn gây hại và biến thành axit. Lượng axit này sẽ thẩm thấu vào những chỗ trũng hay các vết nứt trên thân răng. Lâu ngày chúng sẽ phá hủy men răng, cấu trúc răng rồi hình thành nên những lỗ thủng lớn, nhỏ.

2. Sâu răng do thức ăn

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-5

Thức ăn khi bám vào kẽ răng, chân răng mà không được loại bỏ sẽ là một môi trường lý tưởng cho những hại khuẩn bám vào rồi gây sâu răng, nhất là những thức ăn có nhiều tinh bột, đồ ngọt, nước ngọt hay những thức ăn nhờn nhầy.

Xem Thêm  Cách tẩy sơn móng tay tại nhà không cần acetone

3. Sâu răng do kết cấu răng

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-6

Nếu kết cấu thân răng của bạn xảy ra các vấn đề như: men răng bong tróc, thân răng sứt mẻ, mức khoáng hạ thấp,… sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn gây sâu răng phát triển một cách thuận lợi hơn đấy

4. Sâu răng do cách chăm sóc răng miệng

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-7

Cách chăm sóc răng miệng không khoa học hoặc lười chải răng trước khi ngủ, không sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng hay không dùng nước súc miệng mỗi ngày cũng là những nguyên nhân khiến cho các vi khuẩn gây sâu răng tích tụ và sinh sôi nhanh chóng.

Cách điều trị bệnh sâu răng tận gốc

1. Trường hợp bệnh sâu răng nhẹ

Đối với những trường hợp bệnh sâu răng nhẹ, các bạn có thể được chữa trị một cách nhanh chóng và không làm tổn thương nhiều đến thân răng tự nhiên của mình bằng những cách sau.

1.1 Tái khoáng phần răng bị sâu

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-8

Để tái khoáng phần răng bị sâu, các bạn sẽ được sử dụng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê để đổ hay xịt vào phần răng mới bị sâu. Phương pháp này giúp cho các vi khuẩn gây sâu răng ngừng lan rộng và thu hẹp những vùng có đốm trắng. Từ đó sâu răng không còn cơ hội đe dọa bạn nữa.

1.2 Dùng thuốc điều trị tại nhà

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-9

Đối với phương pháp này sẽ dễ gây đổi màu men răng tự nhiên của bạn, do đó thường được áp dụng cho những chiếc răng nhai nằm sâu bên trong, gần cổ họng nhất.

2. Trường hợp bệnh sâu răng nặng

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-10

Trường hợp sâu răng nặng, các bạn không thể chữa trị tại nhà nữa mà phải tìm đến các cơ sở nha khoa có bác sĩ và trang thiết bị hiện đại để lấy sạch những mô tủy bị viêm nhiễm, tránh cho chúng lan rộng và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng khác như áp xê răng, viêm xương hàm hay gãy răng vĩnh viễn. Sau đó chiếc răng sâu như thế này sẽ được trám lại hoặc bọc sứ bao quanh để lấy lại vẻ thẩm mỹ vốn có trước khi bị sâu răng tấn công.

Cách ngăn ngừa bệnh sâu răng

1. Chải răng đúng cách

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-11

Các phải cần chải răng đúng cách để ngăn ngừa sâu răng xuất hiện bằng cách lựa chọn một loại bàn chải lông mềm và chải răng ít nhất 2 lần/ ngày.

Xem Thêm  Skinny fat là gì? Nguyên nhân, cách khắc phục Skinny fat

Để chải răng khoa học, các bạn cần ghi nhớ những điều sau:

  • Chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng, lông bàn chải hướng vào lợi.
  • Chải theo chiều dọc và xoay tròn từ trong ra ngoài.
  • Chải đủ các mặt trong, mặt nhai, mặt trên và mặt dưới của thân răng.
  • Chải kĩ phần rìa lợi và cổ răng- nơi thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ nhất.
  • Không được chải theo chiều ngang.
  • Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần.

2. Sử dụng nước súc miệng

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-12

Nước súc miệng chứa nhiều khoáng chất giúp bổ sung flouride làm đầy men răng trở lại, đồng thời sát khuẩn những hại khuẩn triệt để, làm khô niêm mạc, mang lại cho bạn một hơi thở thơm mát và hàm răng chắc khỏe.

3. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-13

Chỉ nha khoa có thể luồn lách vào từng kẽ răng để loại bỏ những mảng bám thức ăn còn đọng lại sau đánh răng. Từ đó tiêu diệt môi trường sinh sống của những hại khuẩn khiến chúng bị chúng ta loại bỏ nhanh chóng.

4. Hạn chế ăn vặt, đồ ngọt

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-14

Nhóm thức ăn cực kì độc hại với hàm răng của chúng ta vì chúng chứa rất nhiều đường, tinh bột khiến cho vi khuẩn bám vào nhanh chóng và khó bị loại bỏ. Vì vậy tình trạng sâu răng dễ dàng xảy ra đối với những trường hợp thường xuyên ăn đồ ngọt như thế này.

5. Khám răng định kỳ

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-15

Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần là cách giúp cho chúng ta nhanh chóng phát hiện những trường hợp bất ổn đối với răng miệng của mình. Lúc đó nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và ngăn ngừa chúng tái phát lần nữa.

6. Trám răng

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa-16

Trám răng là phương pháp sử dụng nhựa nha khoa tổng hợp phủ lên mặt nhai của thân răng, nhất là những răng hàm, giúp chúng không bị những mảng thức ăn bám dính và đọng lại để gây ra căn bệnh sâu răng.

Nếu bạn đang có thắc mắc sâu răng là gì thì tin rằng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp cặn kẽ. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã cung cấp thêm những kiến thức cần biết về loại bệnh trạng này để bạn biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng khoa học hơn. Chúc bạn ngày càng hạnh phúc, mạnh khỏe và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo từ Wiki Cách Làm nhé!

Bài Liên Quan: