Soạn bài: Phân tích bài thơ Tiêu đội xe không kính

Không biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về anh chàng lính. Nhưng ngay từ tiêu đề khá dài tưởng chừng đặt dư của tác giả thì sự thật đằng sau nhan đề ấy là những hình ảnh tả thực đến mức trần trụi, những câu thơ đậm chất văn xuôi, có dáng vẻ thản nhiên, càng làm cho người đọc có phần ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính trên chiếc xe không kính.

Phân tích bài thơ Tiêu đội xe không kính:

Soạn bài: Phân tích bài thơ Tiêu đội xe không kính-1

Hình ảnh những chàng lính pahir từ biệt quên hương vác súng lên vai đi tìm đường cứu nước, mãi mãi là biểu tượng đẹp của một đất nước kiên cường bất khuất

“Không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

Những dòng đầu của bài thơ, tác giả đã miêu tả hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy anh dũng trên tuyến đường Trường Sơn, phẩm chất gan dạ, dũng cảm và kiên cường. Biện pháp so sánh được đặt giữa hoàn cảnh và hiện thực

Mở đầu bài thơ người ta thường mĩ lệ hóa để trở thành một bức tranh đẹp, như Chế Lan Viên ví phương tiện đi lại như một con tàu chứ không ai lại để hình ảnh trơ trọi như Phạm Tiến Luật. Cách viết không mĩ lệ hóa các sự vật hiện tương xung quanh làm ta liên tưởng đến bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Phải chăng từ sự khác lạ mới dề gây chú ý và đi vào lòng người đọc một cách dễ dàng hơn. Tại sao lại phải đi giải thích dài dòng lí do vì sao xe không có kính, vì mỗi từ ngữ trong câu thơ trên khi hợp lại với nhau đã tìm ra câu trả lời. Lời thơ hết sức tự nhiên và chân thật. Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn chẳng hiếm trong chiến tranh, song phải có một hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch, ngang tàn như Phạm Tiến Duật mới phát hiện ra được, đưa nó vào thơ và  trở thành biểu tượng độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ.

Xem Thêm  Thanh mai trúc mã là gì? Thơ hay về thanh mai trúc mã

“Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.

Tư thế ung dung lái xe được nhấn mạnh thông qua biện pháp sử dụng từ láy ” ung dung” và phép đảo ngữ, những chàng trai mới chính là chủ nhân của thế trận này. Điệp từ ” nhìn” được lặp lại đến ba lần chứng tỏ việc lái xe chiến đấu không phải là một việc gì đó như cưỡi ngựa xem hoa, bởi ánh mắt của các anh lính lúc nào cũng cảnh giác ở mức cao độ. Họ nhìn thẳng vào sự việc, đó là cuộc chiến tranh tàn khốc, và họ sẵn sàng hi sinh chiến đấu xem cái chết nhẹ tựa lông hồng

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”.

Chiếc kính xe vỡ tan đi, thay vào đó là cái nhìn của họ rõ nét hơn: thấy gió, thấy con đường, thấy sao trời tất cả như thu gọn vào đôi mắt ấy. Thiên nhiên vạn vật dường như luôn kề vai sát cánh cùng họ khi chiến đấuất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cả là hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn.

“Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo chăm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

Soạn bài: Phân tích bài thơ Tiêu đội xe không kính-2

Một hình ảnh mà bất kì một nhà thơ nào cũng không thể bỏ qua khi tả về hình ảnh người  lính khi chiến đấu đó là tinh thần lạc quan yêu đời.  Các anh lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, của thái độ hiên ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường sinh tử gian khổ, ác liệt.

Xem Thêm  Văn Miếu - Quốc Tự Giám, linh hồn nền giáo dục Việt Nam

“Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”.

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”.

Cơn mưa xối xả nơi đất Trường Sơn như hàng ngàn mũi dao cắt xé da thịt, để rồi vẫn ung dung “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”

“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”

Tình cảm anh em quân lính được thể hiện một cách dễ dàng hơn thông qua chiếc xe đã vỡ nát kính. Câu thơ có sự gặp gỡ với ý thơ của Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí”: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn. Đó là quá trình trưởng thành của thơ ca, của quân đội Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm”

Bỏ qua mọi khó khăn của nghịch cảnh, tất cả người dân Việt Nam hướng về một niêm tin chung, niềm tin được giải phóng đất nước, được thống nhất ba miền tổ quốc. Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời. Những chiếc xe không kính ấy “lại đi”, không bao giờ ngừng nghỉ

Xem Thêm  Hình nền Iphone X, XS đẹp - độc cho điện thoại

“Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước

 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

Không những chiếc xe không có kính mà cũng không có đèn, không có mui xe, thừng xe không còn nguyên vẹn.Kết hợp sự miêu ta, ta hình dung dường như chiếc xe chỉ còn có khung xe và động cơ mà thôi. Thế nhưng, dù chỉ còn có thế thì xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước. Với biện pháp hoán dụ, hình ảnh “trái tim” càng thêm rực rỡ. Đó là trái tim trung thành với Tổ Quốc, với cuộc sống cách mạng của dân tộc; đó là trái tim yêu thương đồng bào, yêu thương những người anh em miền Nam còn đang trong nước sôi lửa bỏng; đó là trái tim quyết đánh đuổi đế quốc Mỹ. Làm câu thơ trở nên đắt giá hơn.

Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.

Bài Liên Quan: