Soạn văn hay: Bài ca ngất ngưỡng của Nguyễn Công Trứ

Soạn văn: Bài ca ngất ngưỡng Của Nguyễn Công Trứ

Bài Soạn

Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lòng,

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc Bình tây cầm cờ đại tướng

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dáng từ bi,

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người thái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không phật, không tiên, không vướng tục.

Chẳng Hàn, Nhạc, cũng phường Mai Phúc

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Đời ai ngất ngưởng như ông.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

– Nguyễn Công Trứ(1778-1858)

– Ông là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại. Ông quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

2. Tác phẩm:

– Bài thơ “Bài ca ngất ngưỡng” được sáng tác khi Nguyễn Công Trứ cáo quan về hưu, sống cuộc đời tự do ở chốn nhân gian.

– Thể loại: ca trù

– Bài thơ lấy từ kinh nghiệm trong đời sống của ông, từ đó nâng lên thành triết lý sống. Ca ngợi cuộc sống tự do tự tại, không màng danh lợi hư vinh. Cái tôi của Nguyễn Công Trứ vượt lên trên tất cả xã hội công danh phong kiến,

Xem Thêm  Xe Van là gì? Ưu nhược điểm của dòng xe Van

– Bố cục: bao gồm 3 phần

Phần 1: 6 câu thơ đầu: ngất ngưởng khi làm quan

Phần 2: 10 câu tiếp: ngất ngưởng khi về hưu

Phần 3: còn lại: tổng kết cuộc đời

II. Đọc- hiểu văn bản:

  1. Thời điểm nhà thơ ngất ngưỡng lúc làm quan

– “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” : câu mở đầu thể hiện vai trò “phận sự” của người con trai trong xã hội thời phong kiến.

– “vào lồng”: câu thơ tái hiện lại tình cảnh của nhà thơ lúc vừa đỗ trạng nguyên, ra làm quan. Chính bản thân nhà thơ xem việc làm quan như đi vào lồng, bị kìm kẹp, như con chim bị nhốt trong lòng. Không cầm xích nhưng không thoát ra được.

– “Thủ khoa,Tham tán, Tổng đốc Đông”: sử dụng thủ pháp liệt kê các chức tướng quan trong triều mà ông đảm nhận. Thể hiện sự ngất ngưỡng thứ nhất của nhà quan.

=> Ngất ngưỡng : thể hiện sự lên cao của nhà quan, những địa vị được củng cố, nhều người nể trọng trong xã hội bấy giờ. Chứng tỏ nhà thơ là một người học thức uyên bác.

2. Sự ngất ngưỡng ở chốn nhân gian khi về huơu

– Thoát khỏi cái lồng “quan trường” đã từng trói buộc nhà thơ để trở lại với sự tự do và thoải mái ở chốn nhân gian. Không thị phi, đấu đá trong triều đình nữa, mà trở về với cuộc sống an lạc tự do.

Xem Thêm  Cách vẽ biểu đồ tròn Địa lý chuẩn xác nhất

– “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”: ông về quê trong sự ngông nghênh, khác người. Không phải bị phạt cắt chức, mà chính ông hiên ngang xa rời nơi quan trường mà nhiều người tranh đấu để được vào. Bởi vậy sự trở về của ông trong vinh quanh.

– Ông trở về với khung cảnh mây trắng phau

– Về quê ông đi chùa mà mang theo “ đôi dì” khiến “ bụt cũng bật cười”: không phải chỉ riêng người dân mà ngay cả thần tiên cũng bật cười trước sự ngất ngưỡng của ông.

– Về quê nhà thơ vẫn thể hiện sự ngất ngưỡng của mình bởi các thú vui nhân gian giản dị :hát nói, rượu ngon, nhạc điệu, một cuộc sống rất an nhàn, tự do, tự tại, không toan tính.

=> Không chỉ làm quan mới ngất ngưỡng mà tác giả còn ngất ngưỡng khi về hưu, rời bỏ chức tước.

3. Cuộc đời của nhà thơ

– Nhà thơ tự tin rằng mình ngang hàng với các vị tướng thời xưa, cũng có những đóng góp to lớn cho đất nước, và nền văn học nói riêng.

– Không ra đi trong sự thoái thác, mà ông làm tròn bổn phận của mình, tôn kính vua, sau mới về quê chấm dứt chuyện triều chính.

– Và ông khẳng định rằng không có một ai ngất ngưỡng như ông

=> Cái ngất ngưỡng của tác giả hoàn toàn đúng đắn, sự tự tin của ông rất hợp lí

Xem Thêm  Cách trồng hoa cát tường trong chậu

3. Nghệ thuật:

– Cá tính sáng tạo của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở chỗ nhà thơ sử dụng khá nhiều khẩu ngữ trong bài thơ. Điều này tạo nên tính chất sống động, gần gũi, hóm hỉnh cho thể hát nói.

– Các từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ: ông, tay, vào lồng, một đôi dì, nực cười, phường, kìa núi nọ phau phau mây trắng, nên dạng, chẳng… cũng

4. Ý nghĩa văn bản:

Việc làm quan triều tuy có nhiều khó khăn, nhưng Nguyễn Công Trứ luôn luôn trung thành với đất nước. Ông là một nhà văn rất có tâm, rất có trách nhiệm với triều đình. Nguyễn Công Trứ từ bỏ việc làm quan sau khi ông làm tròn trách nhiệm của mình. Ông được nhiều người dân yêu mến bởi sự trách nhiệm, đóng góp của ông trong quan triều cũng như với người dân.

Bài Liên Quan: