Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì? Cách pha và sử dụng

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì? Cách pha nước muối súc miệng đúng cách ra sao? Súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng để mang lại hiệu quả nhanh nhất? Bài viết hôm nay của Wiki Cách Làm sẽ giúp bạn giải đáp tấn tần tật những vấn đề này, đồng thời cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích cho quá trình chăm sóc răng miệng của bạn nhé!

Contents

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì?

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì? Cách pha và sử dụng-1

1. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng chữa viêm họng

Khi những vi khuẩn hay vi rút xuất hiện ngày càng nhiều sẽ khiến cho những lợi khuẩn bị hạn chế khả năng chống chọi. Từ đó tình trạng viêm họng được hình thành. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng chữa viêm họng vì nước muối sẽ giúp khoang miệng trở về trạng thái cân bằng, đồng thời tạo ra một môi trường mất nước khiến cho những hại khuẩn không còn cơ hội để tiếp tục sinh sôi. Vì vậy căn bệnh viêm họng sẽ được trị dứt dần dần.

2. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng duy trì độ pH tự nhiên

Súc miệng bằng nước muối giúp khoang miệng được trung hòa về nồng độ axit do những hại khuẩn gây ra. Đồng thời tiến hành cân bằng độ pH để tạo một môi trường thuận lợi cho những lợi khuẩn phát triển và tiêu diệt những hại khuẩn mỗi khi chúng xâm nhập. Từ đó ngăn ngừa hiệu quả những căn bệnh viêm nhiễm xuất hiện trong khoang miệng.

3. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng làm tan đờm, giảm nghẹt mũi

Mỗi khi bạn bị nóng sốt hay cảm cúm sẽ thường xuất hiện các chất nhầy, đờm trong khoang mũi hay đường hô hấp. Đây là những triệu chứng khiến cho người bệnh khó chị và ăn uống không ngon, ngay cả ngủ cũng không được trọn giấc do bị nghẹt mũi. Do đó khi súc miệng bằng nước muối, dung dịch này sẽ tiến hành loại bỏ những ổ vi khuẩn gây nên các triệu chứng đó và giúp cho cổ họng của bạn giảm khô nóng đáng kể.

Xem Thêm  10 thương hiệu giày nữ từ bình dân đến cao cấp

4. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng làm giảm ho khan, ho có đờm

Ho khan hay ho có đờm cũng do các hại khuẩn trong khoang miệng gây ra hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm đáng kể. Nước muối lúc này sẽ tiến hành loại bỏ những vi khuẩn đó, đồng thời tạo ra một môi trường lý tưởng cho lợi khuẩn phát triển, giúp bạn giảm bớt ho khan, ho có đờm nhanh chóng.

5. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Súc miệng bằng nước muối đều đặn mỗi ngày sẽ giúp khoang miệng tiêu diệt môi trường sống của những hại khuẩn một cách đáng kể. Do đó những vi khuẩn hay vi rút gây nhiễm trùng đường hô hấp cũng bị loại bỏ theo và giúp bạn ngăn ngừa các căn bệnh do những vi khuẩn hay vi rút này gây ra hiệu quả.

6. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng làm giảm đau khi viêm amidan

Viêm amidan hay sau khi cắt bỏ amidan là khoảng thời gian cổ họng của bạn cảm thấy nóng rát, đau đớn nhất. Thậm chí còn khiến cho bạn bị mất tiếng tạm thời. Súc miệng bằng nước muối lúc này sẽ giúp bạn giảm thiểu những triệu chứng khó chịu đó để ăn uống ngon hơn và tinh thần thư giãn hơn.

7. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng loại bỏ hơi thở có mùi hôi

Nước muối giúp khoang miệng cân bằng độ pH, giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển và tiêu diệt môi trường sống của hại khuẩn. Từ đó nồng độ axit có trong khoang miệng sẽ được trung hòa nhanh chóng, trả lại cho bạn nồng độ pH vốn có để loại bỏ tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì? Cách pha và sử dụng-2

8. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng làm giảm chảy máu và sưng nướu răng

Khi bạn bị viêm nướu răng, dùng lưới đặt lên nướu sẽ gặp ngay cảm giác đau nhức và thậm chí chảy máu chân răng. Đấy là do những vi khuẩn có hại trong khoang miệng gây ra. Nhưng bạn an tâm vì súc miệng bằng nước muối sẽ giúp bạn tiêu diệt những loại vi khuẩn này để làm giảm các triệu chứng bất tiện nêu trên.

9. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng loại bỏ mảng bám trên răng và ngăn ngừa viêm nướu

Súc miệng bằng nước muối không chỉ giúp bạn điều trị các triệu chứng từ viêm nướu mà còn có khả năng ngăn ngừa tình trạng viêm nướu xảy ra. Mặt khác, những vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng nhưng không được làm sạch mỗi ngày, lâu dần sẽ hình thành những mảng bám lên những thân răng, khiến cho hàm răng mất thẩm mỹ và  thậm chí hơi thở còn có mùi hôi khó chịu. Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp bạn loại bỏ những vi khuẩn được tích tụ thành mảng bám đó và trả lại cho bạn một hàm răng đầy tự tin trước kia.

Xem Thêm  Tư vấn chọn kiểu tóc cho cô dâu mặt to tròn

10. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng làm giảm đau khi lở loét miệng

Khi khoang miệng của bạn dị ứng với một thực phẩm nào đó, cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố do đến kì kinh nguyệt hoặc khi nhai nhanh, bạn vô tình nhai trúng vào bên trong má,… hãy súc miệng bằng nước muối để cải thiện những vấn đề này nhé!

11. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng làm giảm cơn đau răng

Cơn đau răng xuất hiện khi bên trong thân răng của bạn có những vi khuẩn bất lợi tích tụ thành mủ. Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp bạn đánh bay những ổ vi khuẩn này, hạn chế nhiễm trùng và cơn đau răng sẽ được tiêu giảm chỉ sau vài giờ. Sau đó bạn hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ nha khoa để thăm khám chiếc răng đau đó cho mình nhé!

12. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng bảo vệ men răng

Thành phần florua của nước muối giúp ổn định hàm lượng khoáng chất có trong men răng, đồng thời chúng còn có khả năng trung hòa nồng độ axit do những vi khuẩn xâm nhập gây nên. Từ đó giúp men răng được bảo vệ tối đa mỗi ngày.

13. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng chữa lành vết thương trong khoang miệng

Súc miệng bằng nước muối giúp cho các mô liên kết của nướu răng được tái tạo và sản sinh nhanh hơn. Từ đó giúp chữa lành các vết thương trong khoang miệng.

14. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng chống nấm candida

Nấm candida khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng đau rát khi hít thở, đau buốt khi nuốt thức ăn. Đó là do chúng đã đóng lại thành những đốm trắng ở miệng, cổ họng và thực quản. Súc miệng bằng nước muối lúc này sẽ giúp bạn tiêu diệt những ổ vi khuẩn đáng ghét đó để cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn.

15. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng làm sạch khoang miệng

Súc miệng bằng nước muối giúp cho khoang miệng được trung hòa nồng độ axit, trả lại cho những lợi khuẩn một môi trường sống lý tưởng, ngăn ngừa và tiêu diệt những hại khuẩn xâm nhập, đánh tan những mảng trắng bị tích tụ trên lưỡi, loại bỏ những thức ăn còn bám trên kẽ răng hay những vi khuẩn đọng lại thành những mảng bám cứng đầu. Nhờ vậy khoang miệng sẽ được làm sạch hiệu quả và toàn diện.

Cách pha nước muối súc miệng

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì? Cách pha và sử dụng-3

Theo các chuyên gia khuyến cáo, nước muối dùng để súc miệng chỉ nên có nồng độ 0.9 % là chuẩn nhất. Tức là bạn sẽ pha 9 gr muối với 1000 ml nước đun sôi để nguội. Cách pha nước muối súc miệng cụ thể như sau.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 9 gr muối hột hay muối biển nguyên chất
  • 1000 ml nước đun sôi để nguội, nước cát tiệt trùng hay nước tinh lọc đóng chai

Cách thực hiện

Bước 1: Bạn rửa sạch, tiệt trùng kĩ lưỡng những dụng cụ pha chế và chứa đựng nước muối.

Bước 2: Bạn rửa sạch tay của mình rồi tiến hành đổ muối vào nước và khuấy đều đến khi muối tan hết.

Bước 3: Bạn cho vào dụng cụ đựng nước muối đã được chuẩn bị từ trước rồi bảo quản tại nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.

Xem Thêm  Các kiểu tóc ngắn đẹp phù hợp cho sinh viên

Lưu ý: Mỗi chai nước muối 1000 ml như thế này chỉ có thời hạn sử dụng là 15 ngày nên các bạn đừng pha quá nhiều, tránh tình trạng chưa dùng đến mà đã hết hạn nhé!

Súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng?

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì? Cách pha và sử dụng-4

Súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng là câu hỏi thường gặp của những ai vừa mới làm quen với loại dung dịch tại nhà này. Câu trả lời tại đây đó là bạn súc miệng bằng nước muối trước hay sau khi đánh răng đều được cả. Thậm chí nếu bạn súc miệng bằng nước muối với tần suất nhiều hơn những loại nước súc miệng khác cũng không có vấn đề gì cả. Nói chung sau khi ăn thức ăn có mùi, sau khi uống nước ngọt có ga, sau khi ăn bánh ngọt hay sau khi uống trà, cà phê bạn đều có thể an tâm súc miệng bằng nước muối sinh lý. Tuy nhiên súc miệng bằng nước muối lại đòi hỏi bạn phải giãn cách thời gian sử dụng chúng và kem đánh răng ít nhất 15 phút.

Nếu sau khi vừa ngủ thức dậy mà bạn súc miệng bằng  nước muối thì loại dung dịch này sẽ giúp khoang miệng loại bỏ những hại khuẩn được tích tụ trong suốt đêm qua. Sau đó bạn đánh răng nữa thì khoang miệng sẽ được làm sạch hoàn toàn và có ngay một hơi thở thơm mát.

Nếu sau khi đánh răng, bạn súc miệng bằng nước muối sẽ giúp khoang miệng được cân bằng độ pH tự nhiên, đánh bật những vi khuẩn còn tồn đọng hay những mảng bám bên trong các kẽ răng. Từ đó mang đến cho bạn một hơi thở thơm mát và một hàm răng trắng sáng đầy tự tin nhé!

Nhìn chung tùy theo các buổi trong ngày mà súc miệng bằng nước muối sẽ mang đến cho bạn những công dụng làm sạch khác nhau nên bạn đừng quá đặt nặng vấn đề súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng nữa nhé!

Những lưu ý khi súc miệng bằng nước muối tại nhà

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì? Cách pha và sử dụng-5

  • Sau khi súc miệng bằng nước muối, các bạn hãy súc miệng lần nữa với nước sạch để loại bỏ những mảng bám do nước muối làm bong ra nhé!
  • Các bạn không nên pha nước muối súc miệng với nồng độ quá cao so với mức 0.9 % vì như thế sẽ khiến cho khoang miệng cảm giác đắng chát, đầu lưỡi tê cứng, vị giác mất khả năng cảm nhận tự nhiên.
  • Khi súc miệng bằng nước muối, các bạn nên ngửa cổ ra sau và khò nước tại cổ họng để loại bỏ những vi khuẩn gây hại được tích tụ ở đây, từ đó hạn chế tình trạng đau họng hay ho có đờm nhé!

Đến đây chắc hẳn các bạn đã có thể giải đáp hoàn toàn những vấn đề Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì? Cách pha nước muối súc miệng đúng cách ra sao? Hay súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng để mang lại hiệu quả nhanh nhất rồi đúng không  nào. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm một vài kiến thức cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng nước muối. Chúc các bạn ngày càng mạnh khỏe, hạnh phúc và đừng quên theo dõi những bài viết khác từ Wiki Cách Làm nhé!

Bài Liên Quan: