Tê tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tê tay chân là bệnh gì? Một thắc mắc được khá nhiều người quan tâm và theo dõi hiện nay. Bệnh này xuất hiện khá phổ biến, nhất là những người lớn tuổi. Tê tay chân là bệnh khá nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe đồng thời gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm bệnh lý để tìm biện pháp điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn tê tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả. Hãy cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu một số thông tin bên dưới.

Tê tay chân là bệnh gì?

Tê tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị-1

Tê tay chân là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, nhất là những người lớn tuổi thường hay mắc phải bệnh lý này. Tuy bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hiện này nhưng nó lại gây khó khăn trong việc sinh hoạt đời sống hằng ngày của người bệnh. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm bệnh lý và tìm biện pháp điều trị hiệu quả nhằm đảm bảo 1 sức khỏe tốt và lành mạnh.

Bình thường, khi tay chân gặp phải vật nóng sẽ tự động phản xạ lại bằng cách rút tay chân lại thật nhanh. Hoặc tay chân tự động biết điều chỉnh địa hình khi bị thay đổi. Tuy nhiên, đối với những người mắc phải bệnh tê tay chân, những phản ứng này sẽ rất chậm. Thậm chí, không phản ứng gì hết khi chạm phải vật lạ (đối với trường hợp người bệnh tê tay chân nặng).

Bệnh tê tay chân khi mới phát bệnh rất nhẹ nhàng như tê nhẹ ở các đầu ngón tay, ngón chân. Nhưng theo thời gian, bệnh lý càng nặng hơn lan đến lòng bàn tay, cổ tay cho đến cánh tay. Trường hợp nặng, người bệnh có thể mất hết cảm giác.

Bệnh tê tay chân có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Bênh tê tay chân là một trong những bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi. Tê tay chân khi mới phát hiện khá nhẹ nhàng và đơn giản, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh tê tay chân để dài lâu thì nó ảnh hưởng nghiêm trọng và gây khó khăn trong sinh hoạt đời sống hằng ngày của bệnh.

Xem Thêm  Bổ sung DHA cho bà bầu

Do đó, người bệnh cần thăm khám và theo dõi bệnh lý  theo định kỳ của bác sĩ. Nhằm sớm phát hiện bệnh và tìm biện pháp điều trị kịp thời hiệu quả và an toàn cho sức khỏe bản thân.

Tham khảo thêm >>> Phòng ngừa bệnh nhức mỏi tay, chân ở người già

Nguyên nhân gây bệnh tê tay chân

Tê tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị-2

Nguyên nhân gây bệnh tê tay chân do ảnh hưởng của một số bệnh lý nguy hiểm, nó chiếm đến 75% nguy cơ mắc phải bệnh.

– Thoái hóa cột sống: Bệnh lý này khiến sụn khớp và các đốt sống của cơ thể bị bào mòn, gây cọ xát với dây thần kinh gây nên hiện tượng đau nhức, tê bì khắp vùng cổ lan đến tay chân. Hiện tượng tê tay chân này thường xuất hiện khi thời tiết bị thay đổi.

– Thoát vị đĩa điệm: Đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh tê tay chân. Khi đĩa điệm tràn ra khỏi bao xơ đĩa điệm, gây nên hiện tượng chèn ép dây thần kinh cột sống cổ và thắt lưng. Dẫn đến tình trạng tê bì tay chân, do đó người bệnh cần hạn chế vận động mạnh và làm việc quá sức.

– Viêm đa khớp ở tay chân: Khi khớp tay, khớp chân bị bào mòn, tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng bị tê bì tay chân. Bệnh lý này gây khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống cho người bệnh. Gây cảm giác đau nhức và khó chịu khi ngồi hoặc đứng quá lâu.

– Xơ vữa động mạch chủ: Bệnh lý này xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương gây nên hiện tượng rối loạn chức năng mất cảm giác khi gặp phải vật lạ.

Bên cạnh đó, bệnh tê tay chân còn do ảnh hưởng của sinh lý:

Xem Thêm  Cách làm dầu gội khô

– Do mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép khiến các mạch máu không được lưu thông.

– Do người bệnh làm việc sai tư thế: Những người thường làm việc nặng quá sức lao động hay người thường xuyên mang giày cao gót cùng hay mắc phải bệnh tê tay chân.

– Do ảnh hưởng của thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay ngược lại điều gây nên hiện tượng tê tay chân.

– Do thường xuyên stress, mệt mỏi và căng thẳng: Những tác nhân này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh dẫn đến hiện tượng tê bì tay chân.

– Ngoài ra, bệnh tê bì tay chân còn ảnh hưởng của tác dụng phụ của thuốc tây.

Tham khảo thêm >>> Bệnh Parkinson là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tê tay chân

Tê tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị-3

Bệnh tê tay chân xảy ra với nhiều triệu chứng khác nhau:

– Ban đầu tê nhẹ ở đầu ngón tay, ngón chân sang đó lan rộng đến cánh tay, chân.

– Dài lâu khiến tay chân mất cảm giác.

– Hiện tượng tê tay chân xuất hiện kèm theo sự thay đổi về màu sắc, hình dạng của tay và chân.

– Hay quên và dễ nhầm lẫn mọi việc đã và sắp xảy ra.

– Kèm theo triệu chứng chóng mặt, nhức đầu.

– Khó thở và co giật

Khi người bệnh có những triệu chứng bên trên, cần đến ngay các trung tâm y tế để thăm khám và theo dõi kịp thời nhằm tìm cách điều trị hiệu quả và an toàn.

Tham khảo thêm >>> Giảm tình trạng đau khớp cho phụ nữ sau sinh

Cách điều trị bệnh tê tay chân hiệu quả

Tê tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị-4

Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên bệnh tê tay chân để có cách điều trị hiệu quả và nhanh chóng khỏi bệnh.

Điều trị theo phương pháp Y Khoa

– Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm như Paracetamol,… giúp hiện tượng tê tay chân nhanh khỏi nhưng nó lại có những tác dụng phụ khi người bệnh sử dụng quá nhiều và trong thời gian dài.

Xem Thêm  Phụ nữ chuẩn bị có thai nên làm gì

– Dùng thuốc kích thích co giãn cơ như Myonal, Mydocalm,… kích thích các cơ ở vùng tay, chân giãn nở, giải hiện tượng chèn ép cải thiện tình trạng tê bì tay chân.

– Dùng thuốc bôi ngoài da như Voltaren, Emugel,… giúp vùng tay chân bị tê giảm đau hiệu quả và nhanh chóng.

– Hoặc người bệnh có thể bổ sung thêm vitamin B tốt cho sức khỏe.

Điều trị theo phương pháp Đông Y

– Dùng lá lốt: Lấy lá lốt tươi cùng chìa vôi, dền gai và cỏ ngươi sắc nước uống hằng ngày. Dùng nước này thay nước lọc. Mỗi ngày cần dùng đến 2 lít.

– Dùng ngải cứu: Lấy 500 ngải cứu tươi đem giã nát cùng với một ít muối. Cho hỗn hợp sao nóng rồi đắp trực tiếp lên vùng bị tê. Đợi khoảng 30 phút thì lấy ra là được.

– Dùng cỏ xước: Lấy 50g cỏ xước phơi khô và sắc lấy nước uống hằng ngày thay nước lọc. Dùng khoảng 7 – 10 ngày, người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng bệnh bớt hẳn.

Cách phòng ngừa bệnh tê tay chân

Tê tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị-5

– Thường xuyên vận động với các bài tập thể dục nhẹ dành cho người lớn tuổi như đi bộ,…

– Thường xuyên ngâm tay chân với nước ấm pha thêm chút muối. Cách làm này giúp các mạch máu lưu thông dễ dàng hơn.

– Lập chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý và đúng khoa học.

– Tránh làm việc quá sức và chọn tư thế làm việc đúng cánh nhằm ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

– Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,..

Tham khảo thêm >>> Cách phòng chống bệnh xương khớp trong mùa đông

Cùng tìm hiểu tê tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Theo nghiên cứu của chuyên gia thì bệnh tê tay chân không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh tê tay chân sẽ gây khó khăn cho người bệnh trong việc sinh hoạt đời sống hằng ngày. Vì thế, người bệnh cần đến phát hiện sớm bệnh tê tay chân nhằm theo dõi và tìm cách điều trị hiệu quả.

Bài Liên Quan: