Tìm hiểu chung về bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ

Bệnh đái dầm là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 12 tuổi. Khi mắc hội chứng này, bé không còn khả năng tự chủ được trong lúc ngủ. Bệnh này tuy không gây ra những nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ và những phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số thông tin về bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ.Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu chung về bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ-1

Tìm hiểu về bệnh đái dầm ở trẻ

1. Đái dầm là gì?

Đái dầm là một hiện tượng trẻ tè ướt quần mà không hề hay biết. Theo Đông y thì đái dầm  là hiện tượng do khí hóa của thận và tam tiêu bị suy yếu, bàng quang bị lạnh, hạ nguyên không vững chắc  sự co bóp bị rối loạn gây nên.

Tìm hiểu chung về bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ-2

2. Phân loại đái dầm

Có 2 dạng đái dầm:

  • Đái dầm tiên phát: trẻ đái dầm từ bé cho đến lớn và liên tục xảy ra chiếm khoảng 90% những ca bệnh đái dầm.
  • Đái dầm thứ phát: trong một khoảng thời gian trẻ nhỏ không bị đái dầm nhưng sau đó mắc lại chứng đái dầm.

3. Nguyên nhân đái đầm ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đái dầm như di truyền, rối loạn nhận thức lúc ngủ, rối loạn động học bàng quang, tiểu nhiều ban đêm, các yếu tố tâm lý và sự chậm trưởng thành. Trẻ đái dầm có thể do nhiều yếu tố ảnh hưởng cùng lúc. Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị đái dầm :

  • Trẻ có bố hoặc mẹ đã bị đái dầm khi còn nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh sẽ lên đến 75%.
  • Trẻ bị rồi loạn giấc ngủ.
  • Bị chậm phát triển của hệ thần kinh trung ương làm cho trẻ đái không tự chủ được.
  • Bàng quang của trẻ quá nhỏ, bị dị dạng hay khó kiểm soát được các hoạt động của ống dẫn tiểu gây ra đái dầm.
  • Trẻ căng thẳng do áp lực bệnh lý hay tâm lý.
  • Trẻ bị đi tiểu nhiều,tiểu són do chức năng hoạt động thận kém hay có bệnh về đường tiểu.
  • Trẻ nhiễm giun kim.
Xem Thêm  Nên sinh con ở độ tuổi nào tốt nhất?

Tìm hiểu chung về bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ-3

4. Liệu pháp điều trị

Thông thường, tỷ lệ đái dầm tự hết khoảng 15% mỗi năm, khoảng 1% trẻ 15 tuổi vẫn còn đái dầm. Quyết định điều trị và chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào tuổi của trẻ, ảnh hưởng của đái dầm tới lòng tự trọng của trẻ và chức năng của gia đình.

Tìm hiểu chung về bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ-4

Nhiều chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên chữa bệnh cho con bằng liệu pháp tâm lý, giúp trẻ cảm thấy đỡ căng thẳng hơn. Việc chuẩn bị, cả về tâm lý lẫn phương tiện đối phó cho trẻ là rất quan trọng để giúp trẻ không bị mặc cảm. Ba mẹ hãy nói với trẻ rằng đây là một hiện tượng bình thường và chúng sẽ bị mất đi một cách tự nhiên khi trẻ lớn hơn. Cũng có thể động viên trẻ bằng thông tin rằng những người lớn trong gia đình cũng bị như vậy khi họ còn nhỏ.

Tìm hiểu chung về bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ-5

Nhiều người chọn giải pháp nhắc trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ hoặc gọi trẻ dậy đi tiểu lúc giữa đêm, tuy nhiên không chắc chắn có thể chấm dứt tình trạng này. Cho nên, cách tốt nhất là cứ xem đây là một hiện tượng bình thường.

Tìm hiểu chung về bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ-6

5. Những dấu hiệu đái dầm cần gặp bác sỹ

Bình thường, sau 5 tuổi một số trẻ vẫn bị đái dầm, mỗi tháng 1 lần hoặc vài tháng 1 lần thì đó là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, sau 5 tuổi trẻ vẫn đái dầm với mức độ nhiều mỗi tuần, hoặc ngày nào cũng đái dầm thì cần đưa trẻ di khám để bác sỹ tìm hiểu nguyên nhân gây đái dầm và có hướng điều trị thích hợp.

Xem Thêm  Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cũng lưu ý thêm, trong trường hợp khi trẻ bị đái dầm đột xuất và kèm theo một hay một vài triệu chứng khác thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó và vì thế, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Những bệnh có thể gặp trong trường hợp này là nhiễm trùng đường tiểu, táo bón, vấn đề ở bàng quang hoặc cũng có thể là vấn đề ở tâm lý.

Tìm hiểu chung về bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ-7

Một số bệnh dễ nhầm với đái dầm

Bé cứ tiểu thoải mái, không biết nín ngay cả khi còn thức thì đó không được gọi là đái dầm mà là tiểu không kiểm soát. Tiểu không kiểm soát là tình trạng bệnh lý ở bàng quang thần kinh, cần được khám để điều trị thích hợp.

Kiểm tra quần bé luôn ẩm ẩm, khai khai nhưng bé vẫn đi tiểu bình thường, vẫn biết nín tiểu, không để nước tiểu xè ra ào ào khi ngủ thì đó là bệnh rò nước tiểu bẩm sinh. Rò nước tiểu bẩm sinh chủ yếu xảy ra ở bé gái, thường là do bất thường trong thận của bé. Hoặc là bé bị 2 thận ở cùng bên, hoặc là một trên, một dưới. Nước tiểu từ thận trên theo ống dẫn nước tiểu không chảy xuống hết bàng quang mà lại đi thẳng ra cửa mình. Những trường hợp như thế, bé cần được phẫu thuật để ống nước tiểu lạc chỗ này được “tập kết” về bàng quang.

Xem Thêm  Cách chăm sóc đôi bàn tay

Tìm hiểu chung về bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ-8

Sau khi đã tìm hiểu về bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần biết rằng, bệnh đái dầm không phải là căn bệnh nguy hiểm và việc đái dầm không phải là bệnh mà trẻ có thể kiểm soát được. Vì thế, các bậc phụ huynh không nên la mắng con, mà nên hiểu rằng khi trẻ bị đái dầm thì bản thân trẻ đã cảm thấy rất khó chịu và xấu hổ rồi, nếu như cha mẹ còn la mắng thì chúng càng có một tâm lý mệt mỏi, tự ti hơn, lo lắng sợ hãi, buồn chán hơn, stress càng khiến cho tâm trạng trẻ tồi tệ như vậy sẽ khiến bệnh đái dầm ở trẻ trở nên nặng hơn. Do đó, nếu thấy con bị đái dầm phụ huynh nên động viên, khích lệ con và nhắc nhở con làm theo những lời khuyên hỗ trợ để điều trị bệnh đái dầm hiệu quả mau khỏi bệnh hơn. Chúc các bé luôn luôn khỏe mạnh và tự tin trong cuộc sống.

Bài Liên Quan: