Tổng quan về bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Hầu hết các trẻ sinh non nhẹ cân đều mắc bệnh lý về võng mạc. Nhìn bề ngoài, mắt của trẻ không có biểu hiện gì đặc biệt nhưng nếu không được khám sàng lọc trong vòng 3-4 tuần sau sinh thì trẻ có nguy cơ bị mù vĩnh viễn rất cao.

Tổng quan về bệnh võng mạc ở trẻ sinh non-1

Tổng quan về bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

1/ Võng mạc mắt:

Vào tuần thứ 16 của thai kỳ, lớp trong cùng phía sau của mắt, gọi là võng mạc, bắt đầu hình thành các mạch máu để cung cấp dưỡng chất và Oxy cho mắt. Theo thời gian, hệ thống mạch máu này dần dần phát triển ra phía trước, rồi phủ kín toàn bộ bề mặt của võng mạc. Quá trình này thường kết thúc vào cuối thai kỳ, khoảng tuần thứ 40.

2/ Bệnh võng mạc trẻ sinh non là gì?

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (retinopathy of prematurity, viết tắt là rop) là một bệnh lý thường gặp ở những trẻ đẻ non (tuổi thai khi sinh dưới hoặc bằng 34 tuần), nhẹ cân (từ dưới 2.000g). Nguyên nhân do trong quá trình phát triển của thai nhi, mạch máu ở võng mạc bắt đầu từ phần trung tâm phía sau (đáy mắt) phát triển dần về phía trước và kết thúc khi thai đủ tháng. Đối với trẻ sinh non, quá trình này chưa hoàn thành nên rất dễ mắc bệnh lý võng mạc.

Xem Thêm  Cách làm bánh bông lan bơ ruốc siêu ngon

Trong giai đoạn đầu, khi mạch máu không phát triển sẽ hình thành đường ranh giới giữa các mạch máu phía sau và vùng vô mạch phía trước võng mạc. Dần dần đường ranh giới này dày lên, đến giai đoạn sau xuất hiện tình trạng tăng sinh xơ, tăng sinh tân mạch, nếu không được phát hiện quá trình này sẽ nặng lên gây bóc màng võng mạc và trẻ sẽ bị mù, không thể điều trị được.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trẻ sinh non đều mắc bệnh lý về võng mạc. Những trẻ sinh non nhưng sau khi sinh, nếu các mạch máu tiếp tục phát triển bình thường thì trẻ không mắc bệnh, trẻ chỉ mắc bệnh nếu các mạch máu phát triển một cách bất thường. Nhất là trẻ sinh non bị suy hô hấp, phải thở ôxy nhiều, trẻ bị viêm phổi hay thiếu máu thì càng dễ mắc bệnh và bệnh càng nặng.

Tổng quan về bệnh võng mạc ở trẻ sinh non-2

3/ Cách phòng bệnh võng mạc cho trẻ sinh non?

Nguyên nhân gây ra bệnh đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ nên biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất theo khuyến cáo của các bác sĩ là quản lý thai nghén thật tốt, cụ thể là chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, khám thai định kỳ nhằm hạn chế sinh non.

Nếu khi đã sinh non mà trẻ nhẹ cân thì được khám sàng lọc bệnh lý võng mạc kịp thời, không chủ quan khi thấy mắt trẻ có vẻ ngoài bình thường để tránh biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

Xem Thêm  Cách làm kem cây kiwi

4/ Khám sàn lọc bệnh võng mạc ở trẻ sinh non ở đâu?

Hiện nay, việc sàng lọc bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, nhẹ cân được thực hiện tại các đơn vị: Bệnh viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt – TP. Hồ Chí Minh,  Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và hoàn toàn miễn phí.

Với mong muốn đem đến những kiến thức thật sự cần thiết và hữu ích cho các ông bố bà mẹ, tindep.com hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các mẹ hiểu rõ về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non như thế nào để có những hành động kịp thời tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến bé yêu bởi sự thiếu hiểu biết của mình. Hơn nữa, các mẹ cũng nên chăm sóc thật tốt chế độ thai nghén thật tốt, dinh dưỡng đầy đủ và khám thai định kỳ nhằm phát hiện ra những biểu hiện khác.

 

Bài Liên Quan: