Trẻ ho có đờm kiêng ăn gì và Nguyên nhân gây bệnh

Trẻ bị ho luôn là nỗi lo lắng của các bậc làm cha làm mẹ. Nhưng mẹ cần biết những cơn ho dai dẳng sẽ không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn chính chế độ ăn uống còn là thủ phạm khiến cơn ho của bé không thể dứt điểm.

Trẻ ho có đờm kiêng ăn gì và Nguyên nhân gây bệnh-1

Trẻ ho có đờm kiêng ăn gì?

1/ Thực phẩm chiên rán: 

Chức năng tiêu hóa của trẻ khi bị ho là tương đối yếu. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.

Trẻ ho có đờm kiêng ăn gì và Nguyên nhân gây bệnh-2

2/ Không dùng thực phẩm để lạnh: 

Không nên cho trẻ bị ho ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua rã đông hoặc làm nóng.

Vì theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.

3/ Không dùng thực phẩm chứa lượng đường và muối cao:

Ho là do phổi bị nóng gây ra. Mẹ nên tránh cho bé ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ làm cho triệu chứng ho nặng hơn. Nếu bị ho nhẹ thì không nên ăn cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao khác.

Ngoài ra, khi bé bị ho, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn mềm, dịu nhẹ, dễ nhai nuốt như súp, canh, cháo để bé dễ ăn và cũng giúp làm loãng đờm, không bị kích thích ho nhiều. Các thực phẩm chứa vitamin A và chất kẽm, chất sắt như trứng, thịt bò, thịt gà, rau xanh, của quả màu đỏ. Các thực phẩm như hải sản có thể hạn chế vì có mùi tanh dễ làm bé nôn, khi bé khỏi bệnh thì ăn bình thường.

Xem Thêm  Những thói quen xấu khiến chị em khó thụ thai

4/ Không ăn quýt khi bị ho

Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

Trẻ ho có đờm kiêng ăn gì và Nguyên nhân gây bệnh-3

5/  Ngũ cốc chứa tinh dầu như đậu phộng, hạt dưa, hạt điều:

Các thực phẩm chứa dầu làm tăng lượng đờm khá nhiều, tương tự như thực phẩm chiên rán. Hạn chế cho trẻ ăn những thực phầm này khi bị ho là điều các mẹ nên chú ý.

6/ Không dùng dừa, mía:

Dừa, các sản phẩm từ dừa và nước dừa rất mát cho cơ thể nhưng nếu bạn bị ho, suyễn thì không nên ăn tất cả những gì liên quan đến dừa. Bởi dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho nội tạng. Tương tự như vậy bạn cũng không nên ăn hay uống nước mía khi bị ho.

7/ Khi trẻ bị ho, không dùng tôm, cua, cá:

Hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của cá, nếu cho bé ăn cá, tôm, cua khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm, cá. Mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.

Trẻ ho có đờm kiêng ăn gì và Nguyên nhân gây bệnh-4

8/ Không dùng thực phẩm bồi bổ:

Khi bị ho, mẹ nên tránh dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn cần kiêng kỵ

Với những thực phẩm kiêng kỵ này mẹ cần lưu ý và tránh để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh nhé.

Nguyên nhân gây bệnh ho ở trẻ?

Hệ miễn dịch ở trẻ chưa hoàn thiện nên với những tác động bên ngoài cũng có thể dễ dàng làm trẻ bị viêm đường hô hấp, bị ho. Tuy nhiên, không chỉ trẻ bị ho do các nguyên nhân bên ngoài mà còn nhiều nguyên nhân khác khiến cơn ho của trẻ dai dẳng hơn. Với những nguyên nhân gây bệnh ho ở trẻ mà tindep.com hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ với các mẹ để biết và đề phòng cũng như chăm sóc chữa trị cho con của mình đúng cách.

Xem Thêm  Tác dụng của trái quất (tắc) trong cuộc sống hàng ngày

Trẻ ho có đờm kiêng ăn gì và Nguyên nhân gây bệnh-5

1/ Thay đổi thời tiết:

Thời tiết thay đổi thất thường chính là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh ho ở trẻ em, nhất là với khí hậu nước ta. Cơ thể trẻ vẫn chưa được hoàn thiện nên sức đề kháng còn thấp, khi thời tiết thay đổi các tác nhân gây bệnh sẽ càng phát triển mạnh. Nếu không biết cách chăm sóc và kiêng cữ chu đáo, trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh.

Một trong những triệu chứng khi trẻ bị ho do thay đổi thời tiết là thường ho thành cơn và có đờm trong, không bị sốt. Ho tuy không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng kéo dài sẽ khiến trẻ quấy khóc, mỏi mệt, chán ăn và sút cân.

2/ Môi trường ô nhiễm:

Môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân làm cho các chất độc hại, vi khuẩn xâm nhập dễ dàng qua hệ hô hấp và gây hệ lụy cho sức khỏe của trẻ. Phổi và khí quản sẽ bị tổn thương nghiêm trọng khi hít phải các chất bụi bẩn và độc hại khiến cho trẻ bị ho

  • Một số bé có cơ địa dị ứng có thể sẽ bị ho không ngừng khi hít phải bụi bẩn hoặc lông súc vật. Dị ứng còn khiến bé xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi  hoặc bị ngạt mũi.
  • Những kích thích bên ngoài môi trường như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân gây ho ở bé.
  • Để bảo vệ cho trẻ cần tuân thủ các công việc sau: Khi ra đường và tiếp xúc với môi trường bên ngoài phải thường xuyên cho trẻ đeo khẩu trang và có nhiều biện pháp bảo vệ khác; trong môi trường sống của trẻ tuyệt đối không có mùi thuốc lá, các loại thú nuôi trong nhà như mèo, chó không nên để cho trẻ tiếp xúc.

3/ Trẻ ho do cảm lạnh:

Trẻ bị ho do cảm lạnh xảy ra ở hầu hết các bé nên bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên để nhận biết trẻ bị ho có phải do cảm lạnh hay không, bố mẹ cần căn cứ vào những dấu hiệu sau đây:

  • Hắt hơi, sổ mũi và kèm theo ho.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao, nóng sốt.
  • Bé ho có đờm, hơi thở nhanh tuy nhiên trong hơi thở không có tiếng khò khè.

4/ Trẻ bị ho do viêm phổi:

Nếu trẻ có hiện tượng ho rát cổ họng, đau lưng đau chân, sốt, sổ mũi, khản giọng, buồn nôn thì nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị ho do là do virus đã xâm nhập tấn công vào đường hô hấp của trẻ.

Xem Thêm  Sau khi phá thai có nên ăn hay uống nước rau ngót không?

Virus khiến phế quản của trẻ bị nhiễm trùng, loại ho này thường xuất hiện khi thời tiết trở lạnh đặc biệt là giai đoạn chuyển từ cuối đông – đầu xuân. Ngoài ra, vào lúc cơ thể trẻ bắt đầu phát triển, điển hình là giai đoạn tập đi trẻ cũng dễ bị ho do viêm phế quản.

5/ Viêm xoang là nguyên nhân trẻ bị ho: 

Viêm xoang cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho kéo dài. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào xoang, gây nên những cơn ho . Hơn nữa, tai-mũi-họng là các cơ quan thông lẫn nhau, khi nước mũi có xu hướng chảy ngược vào trong cổ họng càng khiến trẻ bị ho nhiều hơn.

Trong trường hợp trẻ bị ho kéo dài hơn 10 ngày kèm theo đó là chảy nước mũi, hắt hơi nhiều thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng xem có phải trẻ bị viêm xong hay không. Nếu bị viêm xoang thì cho trẻ được điều trị viêm xoang, khi viêm xoang được chữa khỏi các cơn ho của trẻ sẽ tự chấm dứt.

6/ Cơn ho kéo dài do nuốt phải đồ vật:

Trẻ có thói quen nghịch, mút các vật đồ chơi sẽ dễ nuốt các mảnh đồ chơi vụn hay hít phải những mảnh nhựa nhỏ dẫn đến bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu trẻ bị ho kéo dài hàng tuần mà không có các dấu hiệu bệnh liên quan như sốt, chảy nước mũi và cũng không phải do dị ứng hay thay đổi thời tiết thì khả năng trẻ đã nuốt phải một đồ vật nhỏ trong cổ họng hoặc trong phổi. Mẹ nên cho trẻ đi khám bệnh và nhờ bác sĩ kiểm tra, nếu bác sỹ nghi ngờ trẻ nuốt phải đồ vật sẽ tiến hành chụp X quang lồng ngực cho trẻ. Nếu kết quả X quang cho thấy trẻ mắc dị vật trong phổi thì sẽ tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị phù hợp.

Trẻ ho có đờm kiêng ăn gì và Nguyên nhân gây bệnh-6

Những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ho này nếu các bậc phụ huynh lưu ý sẽ giúp con mình đề phòng tốt hơn hoặc tiến hành chữa trị bằng các cách dân gian phù hợp. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không biết rõ về nguyên nhân thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ đoán và chuẩn bệnh, từ đó đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp. Đặc biệt là trong trường họp trẻ ho lâu ngày không đỡ, ho ra mật xanh mật vàng, hay nặng hơn nữa là ho ra máu.

Bài Liên Quan: