Trẻ tiêm phòng sởi có bị sởi không?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng điều đáng sợ nhất của sởi không phải là ban mà là các biến chứng. Những biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…

Vì thế nên sởi là trong những loại bệnh được đưa vào danh sách tiêm ngừa bằng vacxin. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lo lắng rằng liệu cho trẻ em tiêm phòng sởi rồi thì có bị bệnh này nữa không và chất lượng vacxin tiêm chủng có tốt không?

Trẻ tiêm phòng sởi có bị sởi không?-1

Trẻ tiêm phòng sởi có bị sởi không?

Để giải đáp cho thắc mắc này, GS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tư cho biết: Không có vắc xin nào có hiệu qủa bảo vệ 100%. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ 2 lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

Xem Thêm  Đau bụng kinh nên ăn gì và không nên ăn gì?

Cũng theo GS Nguyễn Trần Hiển, trong thời gian qua dịch xảy với qui mô nhỏ, tản phát, rải rác ở một số tỉnh. Bệnh xảy ra ở những trẻ hoặc chưa được tiêm, hoặc đã được tiêm chỉ một mũi lúc 9 tháng tuổi, hoặc đã được tiêm mà vì một lý do nào đó trẻ không có đáp ứng miễn dịch tốt, hoặc trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi sinh ra từ những bà mẹ mà trước đó chưa được tiêm vacxin sởi hay chưa từng mắc sởi. Khi mà có tích lũy đủ lớn số trẻ chưa có miễn dịch thì sẽ xảy ra dịch. Bệnh thường có tính chu kỳ từ 3-5 năm.

Dịch sởi xảy ra không phải là do chất lượng tiêm chủng mà do tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vacxin theo lịch tiêm chủng chưa cao và chưa bao phủ tất cả các đối tượng trẻ em.

Bệnh xảy ra chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc vì ở khu vực này, đặc biệt vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin không cao như các khu vực đồng bằng và thành phố khác do có nhiều khó khăn về địa dư và văn hóa.

Bên cạnh đó trong thời gian qua do quá lo sợ về phản ứng sau tiêm nên nhiều cha mẹ ngại không đưa con đi tiêm chủng các vacxin phòng bệnh, bao gồm cả vacxin sởi. Tỷ lệ tiêm sởi mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi đạt thấp ở nhiều tỉnh. Hoặc bố mẹ trẻ chủ quan cho rằng bệnh sởi đã được loại trừ nên không cần tiêm vacxin nữa.

Xem Thêm  Cách nhận biết dấu hiệu rụng trứng rõ nhất

Bài Liên Quan: