Uống nhiều nước có tốt không? Uống bao nhiêu là đủ?

Uống nước là một hoạt động thường ngày của mỗi người. Tưởng chừng hoạt động cực kì quen thuộc này vô cùng dễ dàng nhưng đấy lại là một vấn đề có hai mặt lợi – hại rõ ràng. Vậy uống nhiều nước có tốt không? Uống nhiều nước có gây ra tác hại gì không? Cần uống bao nhiêu nước là đủ cho mỗi ngày? Bài viết dưới đây của Wiki Cách Làm sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những trăn trở này. Bây giờ xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết nhé!

Uống nước có tác dụng gì?

Uống nhiều nước có tốt không? Uống bao nhiêu là đủ?-1

1. Uống nước giúp đào thải độc tố

Uống nước giúp bạn đào thải độc tố ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn thông qua nước tiểu và tuyến mồ hôi. Đây là tác dụng đầu tiên của việc uống nước.

2. Uống nước giúp tăng cường chức năng thận

Chắc hẳn ai cũng biết rõ thận chính là cơ quan tiến hành lọc nước trong cơ thể và để quá trình này diễn ra thành công, hiệu quả thì nước là nhân tố chính quyết định điều đó. Nói chung nước sẽ giúp thận hoạt động tích cực và luôn khỏe mạnh, nhất là những ai đang bị sốt và người lớn tuổi trong gia đình.

3. Uống nước giúp làn da mịn màng, sáng đẹp

Khi uống nước, các tế bào da sẽ được cấp ẩm kịp thời và ngậm nước đầy đủ. Chính điều này giúp cho làn da được căng mịn, sáng đẹp và độ đàn hồi cũng được tăng cường theo.

4. Uống nước hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Trước hay sau mỗi bữa ăn, các bạn uống nước sẽ giúp cơ thể mau no, lâu đói trở lại. Đồng thời nước còn hỗ trợ cơ thể tăng cường hoạt động trao đổi chất, đào thải mỡ thừa để bạn giảm cân nhanh chóng và duy trì vóc dáng hoàn hảo sau khi giảm cân thành công.

Xem Thêm  Cách làm trắng da bằng ngải cứu

5. Uống nước làm giảm căng thẳng

Như bạn đã biết, cơ thể con người chiếm đến 70 – 80 % là nước. Nếu lượng nước được cân bằng sẽ giúp cơ thể duy trì sự tỉnh táo và tập trung. Ngược lại nếu thiếu nước cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không đủ năng lượng để tham gia tích cực bất kì hoạt động nào cả.

6. Uống nước ngăn ngừa mụn trứng cá

Nước có khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể thông qua từng lỗ chân lông. Từ đó giúp bạn có một làn da mềm mịn, thông thoáng, ngăn ngừa tình trạng hình thành các đốm mụn viêm hay mụn trứng cá trên da, nhất là khi bước vào mùa thi cử, mùa deadline buộc phải thức khuya thường xuyên.

7. Uống nước hỗ trợ hệ tiêu hóa tích cực

Nước khi vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như cung cấp năng lượng cần thiết cho tất cả các cơ quan, nội tạng hoạt động tích cực, nhất là cơ quan tiêu hóa. Nước giúp quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể diễn ra nhanh hơn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

8. Uống nước giúp cơ thể phòng chống bệnh tật

Nước có khả năng giúp bạn phòng chống bệnh tật vì khi được đưa vào cơ thể, nước sẽ thúc đẩy quá trình đào thải độc tố, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch để chống chọi với bệnh tật mà điển hình là căn bệnh cảm cúm theo mùa.

9. Uống nước hạn chế khả năng bị ung thư

Nước đóng vai trò thanh lọc cơ thể sâu trong từng tế bào, từ đó các tế bào sẽ được nuôi dưỡng khỏe mạnh và tăng cường khả năng chống chọi trước những tác nhân gây ung thư, trong đó điển hình nhất là ung thư đường ruột và ung thư vú.

Uống nhiều nước có tốt không?

Uống nhiều nước có tốt không? Uống bao nhiêu là đủ?-2

Uống nước mang đến cho bạn những tác dụng cực kì tuyệt vời như trên, nhưng nếu bạn uống quá nhiều, nước khi vào cơ thể sẽ gây ra những tác hại không tốt cho sức khỏe như sau.

1. Uống nhiều nước gây sưng các tế bào dẫn đến sưng não

Uống nhiều nước sẽ gây mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Lúc này nồng độ của các ion natri cùng kali sẽ bị suy giảm đột ngột, tạo điều kiện cho nước đi bào từng tế bào thông qua đường máu rồi dẫn đến tình trạng sưng não cực kì nguy hiểm cho sức khỏe.

2. Uống nhiều nước làm hạ nhanh lượng kali có trong máu

Uống nhiều nước có tốt không? Như đã nói ở trên, uống nhiều nước khiến cho nồng độ kali có trong máu bị suy giảm nhanh chóng thông qua nước tiểu và mồ hôi. Điều này kéo dài lâu ngày sẽ khiến cho cơ thể bị nôn mửa, tuột huyết áp, chóng mặt và tiêu chảy.

Xem Thêm  3 giai đoạn chuyển dạ là gì?

3. Uống nhiều nước làm cơ thể bị chuột rút nhiều hơn

Uống nhiều nước làm mất cân bằng điện giải cũng như lượng chất lỏng bên trong cơ thể nên sẽ gây ảnh hưởng luôn đến các cơ, khiến chúng bị co thắt dẫn đến tình trạng chuột rút.

4. Uống nhiều nước gây động kinh

Uống quá nhiều nước sẽ khiến cho lượng máu được đưa về tim nhanh hơn bình thường khiến cho nhịp tim tăng nhanh, gây áp lực cho hệ thống tim mạch và căng thẳng cho tinh thần rồi gây ra tình trạng động kinh cho một vài trường hợp đặc biệt.

5. Uống nhiều nước gây ảnh hưởng đến thận

Khi uống quá nhiều nước sẽ khiến cho quá trình thanh lọc của quả thận được diễn ra xuyên suốt, tức là thận phải gia tăng hiệu suất làm việc lên. Lâu ngày như thế sẽ khiến chức năng thận suy giảm và gây ra những căn bệnh như sỏi thận hay suy thận.

6. Uống nhiều nước ây tổn thương não, thậm chí tử vong

Uống quá nhiều nước sẽ khiến cho hàm lượng natri bị mất cân bằng, tạo điều kiện cho não và cơ thể bị tàn phá. Đây là tình trạng nguy kịch nhất khi bạn uống nước quá nhiều và hậu quả đáng tiếc sau cùng là gây hôn mê sâu, thậm chí là tử vong.

Dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bị thừa nước

Uống nhiều nước có tốt không? Uống bao nhiêu là đủ?-3

1. Có thói quen mang theo chai nước đi bất kì nơi nào

Thói quen này phản ánh rõ ràng tình trạng uống nước quá nhiều cho cơ thể của bạn. Thậm chí nếu không mang theo chai nước bên mình, bạn sẽ không an tâm mỗi khi đi ra ngoài.

2. Uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát

Bạn sẽ cảm thấy khát nước khi cơ thể của bạn thiếu nước. Tuy nhiên ngay cả khi bạn không cảm thấy khát mà vẫn uống nước như một thói quen thì đây là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã bị nghiện uống nước.

3. Nước tiểu trong veo

Nước tiểu trong veo là một trong những dấu hiệu hàng đầu chứng tỏ bạn đã uống quá nhiều nước. Tùy theo cân nặng, chiều cao và mức độ vận động của mỗi người mà nhu cầu nạp nước cho cơ thể là khác nhau, bạn không thể uống nước giống người khác và người khác cũng không thể uống nước giống bạn. Và hậu quả thể hiện lúc này chính là nước tiểu của bạn trong veo một cách bất thường.

4. Đau đầu, mệt mỏi

Khi uống quá nhiều nước, cơ thể của bạn sẽ bị suy giảm hàm lượng natri nghiêm trọng, các tế bào cũng vì thế mà giãn ra, làm tăng sức ép lên hộp sọ. Từ đó khiến cho bạn bị đau đầu và mệt mỏi cả ngày.

Xem Thêm  Các loại sữa chua cho bé dưới 1 tuổi tốt nhất hiện nay

5. Tay, chân và môi sưng lên hoặc tăng cân đột ngột

Nước được đưa vào cơ thể quá nhiều bắt buộc các tế bào phải ngậm nước liên tục, lâu ngày như thế khiến cho chúng bị sưng phồng lên. Đây là lý do làm cho tay, chân và môi bị sưng tròn, thậm chí da dẻ còn bị đổi màu do hàm lượng natri bị tuột giảm nhanh chóng. Ngoài ra, hiện tượng sưng tròn các bộ phận như thế này sẽ khiến cho cân nặng của bạn tăng nhanh một cách khó kiểm soát.

6. Đi tiểu thường xuyên

Một người bình thường sẽ có số lần đi tiểu từ 6 – 8 lần/ ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn số lần như thế, ngoài ra còn có tình trạng tiểu mỗi lần không nhiều nhưng lại mắc tiểu thường xuyên thì đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ bạn uống quá nhiều nước..

Uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?

Uống nhiều nước có tốt không? Uống bao nhiêu là đủ?-4

Uống bao nhiêu nước mỗi ngày thì đủ là câu hỏi thường gặp của những ai sau khi đã biết được những tác hại của việc uống nước quá nhiều. Nhìn chung các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường đưa ra lời khuyên mỗi người nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Tùy theo môi trường sống, điều kiện thời tiết, chế độ dinh dưỡng, tính chất công việc hằng ngày, mức độ vận động, cân nặng, chiều cao,… mà mỗi người sẽ cần uống một lượng nước phù hợp khác nhau. Do đó bạn hãy linh hoạt một chút và lắng nghe cơ thể nhiều hơn để đưa ra một mức độ nạp nước lý tưởng nhất cho mình.

Những lưu ý để uống nước hiệu quả, đúng cách mỗi ngày

Uống nhiều nước có tốt không? Uống bao nhiêu là đủ?-5

  • Các bạn không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc mà hãy chia ra thành nhiều đợt để cơ thể hấp thụ dần dần.
  • Bạn nên chủ động uống nước vào những thời điểm giãn cách trong ngày và đừng đợi đến khi cơ thể cảm thấy khát thì mới uống, vì như thế sẽ khiến cho lượng nước nạo vào quá nhiều một lúc, điều này không hề được khuyến khích cho sức khỏe đâu nhé!
  • Bạn hãy quan sát màu sắc của nước tiểu để xác định lượng nước mình uống vào là đủ, thừa hay thiếu. Màu nước tiểu càng đậm chứng tỏ bạn chưa uống đủ nước cho cơ thể, ngược lại màu nước tiểu quá nhạt cho thấy bạn uống quá nhiều nước và cần điều chỉnh lại ngay.

Xem thêm: Uống nước dừa có tác dụng gì? Uống nhiều tốt không?

Đến đây chắc hẳn các bạn đã không còn trăn trở về vấn đề liệu uống nhiều nước có tốt không rồi đúng không nào. Hi vọng những chia sẻ trên đây từ Wiki Cách Làm sẽ giúp các bạn có cái nhìn và hiểu đúng đắn hơn cho việc uống nước mỗi ngày. Chúc các bạn ngày càng khỏe mạnh, xinh đẹp và đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!

Bài Liên Quan: